b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
3.4.3. Các biện pháp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống
Con đường phơi nhiễm kim loại nặng vào cơ thể con người trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống được mơ tả như hình dưới đây:
Hình 3.4. Con đường phơi nhiễm KLN vào cơ thể con người
Kết quả điều tra và nghiên cứu cho thấy nguy cơ phơi nhiễm Pb của
KI I M L O Ạ I N Ặ N G Khơng khí Nước Đất Lắng đọng
Cây trồng ( đặc biệt là rau trồng trong nước) Cây trồng Chế biến, nấu… Hít thở Ăn uống C O N N G Ư Ờ I
Dính vào tay chân… Qua da
KI I M L O Ạ I N Ặ N G Khơng khí Nước Đất Lắng đọng
Cây trồng ( đặc biệt là rau trồng trong nước) Cây trồng Chế biến, nấu… Hít thở Ăn uống C O N N G Ư Ờ I
nước ăn, uống cao vượt trội so với người dân cùng đối chứng, khiến nguy cơ mắc bệnh của người dân làng nghề cũng cao hơn hẳn. Để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng (Pb) qua chế độ ăn uống, hay giảm hàm lượng kim loại nặng đi vào cơ thể qua ăn uống, có hai phương pháp được đề xuất:
*Phương pháp gián tiếp giảm thiểu hàm lượng KLN (Pb) trong thực phẩm nước ăn/uống
3.4.2.1. Quản lý hàm lượng KLN (Pb) trong đất và nước
- Xử lý đất ô nhiễm
+ Giảm hàm lượng KLN dễ tiêu trong đất: Để giảm hàm lượng dễ tiêu trong đất có thể sử dụng nhiều biện pháp đơn giản như: điều chỉnh pH (bón vơi cho đất), tăng hàm lượng vật chất hữu cơ trong đất, cày sâu hơn (làm giảm nồng độ KLN đưa thêm vào đất canh tác), rửa đất (sử dụng nước, dung dịch axit loãng để chiết rút Pb ra khỏi đất sau đó xử lý nước thải), kết tủa kim loại nặng trong đất bằng cách bổ sung tác nhân khử vào đất.
+ Hút thu KLN bằng phương pháp sinh học: Đây là phương pháp xử lý môi trường được quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây bởi sự thân thiện và bền vững của nó. Các nghiên cứu về khả năng hấp thụ KLN của các loại cây trồng đã được tiến hành trên phạm vi rộng. Đối với đất ô nhiễm Pb, các cây thuộc chi Hướng dương (Helianthus) hoặc cây thơm ổi (Lantana
camara L.) là một sự lựa chọn phù hợp bởi hai lồi cây này có khả năng hấp
thu Pb cực mạnh. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này vào thực tế phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thử nghiệm cẩn thận bởi lồi cây mới có thể thích nghi cao, gây ra một sự xâm lấn phạm vi các loài cây khác, và xem xét phương pháp xử lý sinh khối sinh ra với hàm lượng KLN rất lớn.
- Đầu tư hệ thống xử lý và cấp nước sinh hoạt tập trung: Đây là biện pháp cần thiết không chỉ đem lại hiệu quả giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Pb đối với người dân mà cịn giảm thiểu các tác động có hại khác đến từ nước ăn
uống và sinh hoạt như các bệnh về tiêu hóa đường ruột, các bệnh ngồi da… do các chủng loại vi khuẩn tồn tại trong nước chưa được xử lý.
3.4.2.2. Điều chỉnh khẩu phần ăn
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy trong quá trình tiêu thụ thực phẩm thì gạo và rau là hai nguồn quan trọng cung cấp Pb vào cơ thể. Do đó, để giảm nguy cơ phơi nhiễm Pb lên sức khỏe người dân qua quá trình tiêu thụ thực phẩm thì giải pháp “Điều chỉnh khẩu phần ăn” cũng là một phương pháp tiếp cận hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Thay thế nguồn thực phẩm có nguồn gốc địa phương.
- Thay đổi chế độ ăn uống : Lựa chọn thực phẩm như thế nào để thay thế những thực phẩm chứa hàm lượng kim loại nặng cao, chế độ ăn uống đầy đủ chất, cung cấp thêm Fe và Zn.
Trên cơ sở đề xuất thay thế nguồn thực phẩm có nguồn gốc địa phương, học viên tính tốn lại mức độ thay đổi liều lượng KLN đi vào cơ thể theo kịch bản 50% lượng thực phẩm và nước ăn/uống ở làng nghề được thay thế bằng thực phẩm và nước ăn/uống có hàm lượng KLN tương đương vùng đối chứng. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.14. Sự thay đổi ADDPb của ngƣời dân làng nghề theo kịch bản Thực phẩm Giá trị ADDPb trung bình % ADD giảm
Tính theo thực tế Tính theo kịch bản*
Gạo 0,4435 0,3493 21,2 Rau muống 4,4736 3,4646 22,55 Nước ăn/uống 0,117 0,0974 16,75
Tổng ADDPb 2,895 2,507 13,4
(*kịch bản: 50% lượng thực phẩm và nước ăn/uống ở làng nghề được thay thế bằng thực phẩm và nước ăn/uống có hàm lượng Pb tương đương vùng đối chứng)
Kết quả tính tốn theo kịch bản cho thấy khi thay thế 50% nguồn thực phẩm nước ăn/uống của làng nghề thì giá trị ADDPb theo kịch bản giảm đáng kể, thấp hơn 21% so với giá trị ADD thực tế, chỉ còn 2,507 µg/kgTLCT/ngày nằm trong ngưỡng cho phép (JECFA/WHO). Tỉ lệ chênh lệch cao giữa giá trị ADDPb thực tế và ADDPb theo kịch bản cũng cho thấy xu hướng tích lũy Pb rõ rệt trong thực phẩm nước ăn/uống. Sự chênh lệch hai giá trị ADDPb lớn nhất là của rau muống với 22,55%, thấp nhất là ở nước với 16,75%. Điều này cho thấy xu hướng tích lũy Pb vào rau muống và gạo rõ hơn/lớn hơn rất nhiều đối với nước. Do vậy để giảm lượng Pb đưa vào cơ thể hàng ngày người dân nên được khuyến khích giảm lượng tiêu thụ rau muống và gạo ở địa phương (giảm sản lượng rau muống và gạo trồng ở địa phương ).
Kết quả kịch bản cho thấy một sự khả quan của biện pháp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Pb thông qua thực phẩm nước ăn/uống bằng việc thay thế nguồn thực phẩm địa phương (vùng ô nhiễm) bằng thực phẩm ở vùng khác (vùng “sạch” hơn).