Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức của Huyện Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hợp lý đất đai thị trấn yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ

3.2 Vai trò và định hướng sử dụng đất thị trấn Yên Viên theo quy hoạch sử

3.2.1. Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức của Huyện Lâm

* Vị trí địa lý, q trình hình thành phát triển:

Gia Lâm là huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ phía Đơng Thành phố, phía Bắc giáp huyện Đơng Anh, Phía Tây là quận Long Biên. Phía Tây Nam là sơng Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hồng Mai. Đơng Bắc và Đơng giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Theo Quyết định số 78/CP ngày 31/5/1961 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, Gia Lâm chính thức trở thành huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, gồm 2 thị trấn và 31 xã. Năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập thêm 2 thị trấn (Sài Đồng và Đức Giang), huyện Gia Lâm có 35 xã, thị trấn (31 xã và 04 thị trấn). Thực hiện Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên, từ ngày 01/01/2004 huyện Gia Lâm thực hiện nhiệm vụ theo địa giới hành chính mới gồm 2 thị trấn ( thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ vừa mới được thành lập ) và 20 xã, diện tích đất tự nhiên hơn 114 km2 với dân số trên 25 vạn người với hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị quân đội, trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn.

* Về cơ cấu tổ chức: Huyện có 22 xã, thị trấn; 13 phòng, ban thuộc khối

quản lý Nhà nước, 13 đơn vị sự nghiệp, 70 trường học trực thuộc; cơ bản đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức của huyện đều có trình độ Đại học, Cao đẳng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

* Kinh tế xã hội

Giai đoạn 2001 - 2003, 8/12 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt và vượt chỉ tiêu của Đại hội XVIII đề ra. Giai đoạn 2004 - 2005, trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng hầu hết các chỉ tiêu về phát triển kinh tế vẫn giữ mức ổn định, giá trị sản xuất trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 15%. Bước vào nhiệm kỳ khóa XIX, BCH Đảng bộ huyện đã xây dựng, triển khai chương trình số 05 với 06 đề án phát triển kinh tế cụ thể về “ Phát triển kinh tế toàn diện, từng bước vững

chắc theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2006 - 2010”. Chính vì

vậy, các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành kinh tế chủ yếu của huyện có bước phát triển ổn định và tăng trưởng khá theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản;

Năm 2002, ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản chiếm 44,14%, thương mại- dịch vụ chiếm 32,41%, nông nghiệp chiếm 23,45%. Năm 2005, cơ cấu kinh tế của huyện là: Công nghiệp- xây dựng cơ bản 53,5%, nông nghiệp 23,4%, thương mại- dịch vụ 23,1%. Đến năm 2011, Công nghiệp, xây dựng (54,25%) - Thương mại, dịch vụ (26,6%) - Nông, lâm, thuỷ sản (19,15%), xu hướng trong những năm tới tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ tiếp tục giảm mạnh. Có thể khẳng định, Gia Lâm là huyện có cơ cấu kinh tế tiến bộ và tốc độ tăng trưởng cao trong các huyện ngoại thành Hà Nội.

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu, chất lượng dịch vụ và văn minh thương mại đều được nâng lên. Bên cạnh việc hoàn thiện mạng lưới dịch vụ, chợ dân sinh trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, một số siêu thị được đầu tư xây dựng như: Siêu thị HAPROMAR- số 2 Ngô Xuân Quảng - Thị trấn Trâu Quỳ, siêu thị HAPROMAR – số 176 Hà Huy Tập - Thị trấn Yên Viên… đi vào hoạt động hiệu quả, tạo nên màng lưới thương mại dịch vụ rộng khắp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của

Gia Lâm nói riêng và Thủ đơ Hà Nội nói chung. Do đó, tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ bình quân 10 năm qua (2002 - 2011) đạt 15,53%.

Sau 10 năm (2002 - 2011) tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế của huyện Gia Lâm đã phát triển với tốc độ nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các thành phần kinh tế đã được tạo điều kiện và phát triển mạnh mẽ, đa dạng, cơ sở hạ tầng nông thôn đổi mới nhanh, khang trang, hiện đại, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hợp lý đất đai thị trấn yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)