CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ
3.5 Các giải pháp thực hiện phương án đề xuất
Vì đề tài nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn thị trấn Yên Viên nằm trong khu vực được thành phố quy hoạch phân khu đô thị, nên thị trấn được quy hoạch theo hướng những tiêu chí và những mục đích khái quát đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt. Trên cơ sở đó, học viên triển khai quy hoạch cụ thể các đơn vị diện tích đất cho phù hợp với thực tế, thuận lợi cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của thị trấn.
Giải pháp thực hiện phương án đề xuất chủ yếu là:
- Tổ chức buổi làm việc với lãnh đạo Đảng Ủy, Hội Đồng nhân dân - UBND và các ban ngành đoàn thể của thị trấn để tư vấn và thông qua phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng quỹ đất thị trấn Yên Viên. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp phù hợp về phương án quy hoạch của các đồng chí lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của thị trấn để hoàn chỉnh đề án quy hoạch sử dụng đất, mở rộng thị trấn hiện tại, đáp ứng được các nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai.
- Đề xuất với lãnh đạo thị trấn làm tờ trình đề xuất phương án quy hoạch, mở rộng thị trấn lên UBND Huyện Gia Lâm và Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội, để kịp thời đưa vào trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết hoặc dự án ở giai đoạn
- Sẵn sàng tư vấn cho các lãnh đạo, các cơ quan chức năng của thị trấn, Huyện và thành phố về nội dung phương án quy hoạch thị trấn để họ thấy được tầm nhìn chiến lược và sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- UBND thị trấn Yên Viên phải tổ chức tuyên truyền cho nhân dân thị trấn biết về chủ trương quy hoạch để họ khơng có những đầu tư lãng phí, khơng phù hợp với quy hoạch. Làm việc với các tổ chức đóng trên địa bàn về định hướng phát triển quỹ đất, mục đích sử dụng đất để họ có những tầm nhìn cũng như phương án quy hoạch, sử dụng đất của tổ chức hiệu quả, đảm bảo phát triển đơ thị có hệ thống, theo hướng hiện đại, bền vững, khai thác được tối đa tiềm năng của vị trí đất.
- UBND thị trấn Yên Viên phải tổ chức các buổi trao đổi với lãnh đạo UBND xã Yên Viên, xã Đình xuyên và Yên Thường về phương án quy hoạch để họ nắm bắt được chủ trương chung, không giao, cho thuê hay chuyển mục đích các khu đất đó một cách manh mún, khơng theo quy hoạch, hướng tới văn minh hiện đại, vì lợi ích cộng đồng.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể đưa ra một số kết luận sau:
1. Thị trấn Yên Viên là cửa ngõ phía Đơng Bắc của thủ đơ Hà Nội, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như giao thông đường thủy, giao thông đường bộ, và đặc biệt là giao thông đường sắt. Thị trấn Yên Viên là một trung tâm văn hóa của khu vực Bắc sông Đuống, huyện Gia Lâm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Thương mại - Dịch vụ - Vận tải, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2009 chiếm 34% ( năm 2005 chiếm 42%); tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ - vận tải chiếm 66% ( năm 2005 chiếm 58%). Tuy nhiên, Huyện Gia Lâm chưa xây dựng được quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho đô thị thị trấn Yên Viên. Việc sử dụng đất chưa hợp lý qua nhiều năm dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, kém hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc định hướng sử dụng quỹ đất hợp lý cho phát triển thị trấn Yên Viên là yêu cầu cấp thiết.
2. Qua việc nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, so sánh hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Yên Viên qua giai đoạn: 2005 - 2012 cho thấy: qua hơn 7 năm nhưng quỹ đất thị trấn Yên Viên khơng thay đổi, mục đích sử dụng các loại đất gần như khơng có biến động. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được những tồn tại, vướng trong việc quản lý đất đai tại thị trấn Yên Viên, những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thị trấn Yên Viên đã từng là một trong những đô thị sầm uốt nhất của khu vực nhưng nay trở thành đô thị già cỗi và đang trong tình trạng tụt hậu hơn so với các đơn vị có cùng thời gian hoặc thậm chí được thành lập sau. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay cho thấy cơ cấu sử dụng đất của thị trấn Yên Viên hầu như không thay đổi, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế -xã hội. Các loại đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhưng sử dụng kém hiệu quả, nhất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, trong khi thị trấn Yên Viên rất khan hiếm quỹ đất để quy hoạch xây dựng các cơng trình phúc lợi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, các trung tâm kinh tế để thu hút các nhà đầu tư phát triển thị trấn. Mặt khác tình trạng ranh giới cài răng lược, xen cư, có những khu vực nằm lọt
trong lịng thị trấn nhưng lại thuộc địa giới hành chính của xã Yên Viên gây khó khăn cho việc sử dụng và quản lý đất của thị trấn.
3. Từ thực trạng sử dụng đất, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Viên trong những năm tới, quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội, cụ thể là quy hoạch phân khu đơ thị N9, trong đó có thị trấn n Viên, luận văn đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất đai tại thị trấn Yên Viên như sau:
- Mở rộng diện tích thị trấn Yên Viên về cả 3 phía. Tăng diện tích bề ngang của thị trấn, khắc phục tình trạng thị trấn hình dẹt, mỏng, chủ yếu ôm hai bên đường Quốc lộ 1A như hiện nay.
- Với hiện trạng sử dụng đất ở trên địa bàn thị trấn như hiện nay là tương đối phù hợp với nội dung quy hoạch đã được thành phố Hà Nội phê duyệt. Nên giữ nguyên trạng mục đích sử dụng đất ở của các gia đình, cá nhân.
- Với diện tích đất chuyên dùng của các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn (trừ đất của ngành đường sắt), hầu như sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, để hoang hóa hoặc cho thuê lại để kiếm lời làm thất thoát nguồn thu thuế của nhà nước. Nên có hướng chuyển mục đích sử dụng đất sang đất cơng cộng hỗn hợp, có kết hợp ở và làm trung tâm thương mại cao tầng, phù hợp với quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
- Hiện tại, sau trụ sở UBND thị trấn Yên Viên có hồ tự nhiên, rộng, thuộc địa giới hành chính xã Yên Viên quản lý, nay đã được giao cho một đơn vị tư nhân thầu để kinh doanh. Khu hồ này nằm giữa trung tâm của thị trấn hiện tại và cũng là trung tâm của thị trấn mở rộng theo quy hoạch. UBND thị trấn Yên Viên khẩn trương kiến nghị UBND huyện và các cơ quan chức năng đưa vào quy hoạch cải tạo hồ, xây đường bao quanh hồ, tạo cảnh quan sinh thái để phục vụ nhân dân thị trấn nói riêng và nhân dân của khu vực nói chung. Trường hợp để đơn vị tư nhân thuê thầu sử dụng thì phải đầu tư cải tạo theo quy hoạch, đảm bảo mỹ quan, vừa phục vụ kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yếu tố mọi người dân được sinh hoạt văn hóa, thể thao xung quanh hồ.
- Trục đường Hà Huy Tập được quy hoạch là trục chính đơ thị, sẽ được giải tỏa để mở rộng đường 48m với 8 làn xe. Khi làm đường sẽ tiến hành giải tỏa để đảm bảo mặt cắt đường theo quy hoạch. UBND thị trấn nên tuyên truyền và quản lý cấp phép hoạt động xây dựng chặt chẽ, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế trong những năm tới để tránh việc xây dựng nhà cửa lãng phí, gây khó khăn cho cơng tác giải tỏa sau này.
4. Luận văn đã xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất thị trấn Yên Viên đến 2030 nhằm đáp ứng quy hoạch phát triển đô thị và phù hợp phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. NXB Xây dựng, 1997.
2. Bộ Xây dựng: QCXDVN01:2008/BXD về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng.
3. Nguyễn Thế Bá (chủ biên). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng, 2004.
4. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bổng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
5. Luật đất đai 1993. NXB Sự thật, 1995.
6. Luật đất đai 2003. NXB Chính trị Quốc gia, 2003.
Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội,
7. Nghị định số 88/CP ngày 17-8- 1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.
8. Nghị định số 72/NĐ - CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về phân loại đơ thị và phân cấp quản lý đô thị.
9. Nghị định số 42/2009/NĐ - CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
10. Đàm Trung Phường. Đô thị Việt Nam. NXB Xây dựng, Hà Nội, 1995.
11. Tổ chức Liên Hợp Quốc. Sử dụng hợp lí các nguồn dự trữ của sinh quyển. 1971 (bản dịch).
12. Tổng Cục địa chính. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về quy hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội, 1999.
13. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học, những khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng, Hà Nội.
14. UBND thị trấn Yên Viên: Các báo cáo về tình hình thực hiện cơng tác quản lý đất đai, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Viên
15. UBND thị trấn Yên Viên. Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của thị trấn Yên Viên.
16. UBND thị trấn Yên Viên. Các dự án quy hoạch và định hướng sử dụng đất của các ngành trên địa bàn thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.
17. Brian J.L. Berry. Urbannization and counter – urbannization, volumne 11, urban affairs annual reviews, sage publication, London, 334p.
18. V.P.Troiski (Chủ biên). Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất (tiếng Nga). NXB Bông lúa.1995.