Từ xa xưa, thị trấn Yên Viên vốn là làng Việt cổ. Thị trấn Yên Viên và xã Yên Viên vốn “là cây một gốc, là con một nhà”. Là nơi hội tụ giữa cư dân đã sinh sống lâu đời và cư dân từ nhiều nơi khác đến định cư, nên thị trấn Yên Viên sớm hình thành truyền thống văn hóa, vừa mang đặc trưng bản sắc văn hóa Kinh Bắc
pha trộn với văn hóa Kinh kỳ. Tháng 2 năm 1959 Thị trấn Viên Viên được tách thành đơn vị hành chính độc lập.
Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Yên Viên đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Từ Sơn. Với thủ công nghiệp được khơi phục và phát triển, ở đây có nghề làm giầy dép, nắm than quả bàng, thợ thiếc. Có chợ Vân hàng ngày họp có 2500 lượt người ở các huyện Tiên Du, Đông Anh, Gia Lâm, quận 8 Hà Nội và nhân dân trong huyện qua lại buôn bán.
Trên địa bàn n Viên cịn có nhà máy gạch chịu lửa, nhà máy gạch ngói Cầu Đuống, Tổng kho A thuộc Bộ Công nghiệp, kho của hợp tác xã Trung ương, kho của phân xưởng Việt Trì, và Ga Yên Viên. Nền kinh tế công thương nghiệp Yên Viên khá phát triển, ngồi chợ vân cịn có các của hàng lương thực, thực phẩm của quốc doanh, một hợp tác xã mua bán, một cửa hàng lâm thổ sản, một cửa hàng nơng sản, một cửa hàng bách hóa. Phố xá được xây dựng dọc theo quốc lộ 1A; với 132 hộ cơng thương trong đó có một số hộ buôn bán lớn, như hiệu gỗ Vương làng Hưng Lâm, 1 hiệu bán than, 2 hiệu bán vải, 1 hiệu vàng…
Dân số tăng nhanh, theo thống kê 6 tháng đầu năm 1958 có 1263 người, cuối tháng 8 đã lên tới 1334 người. Năm 1958 các phố ở Yên Viên vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền xã Tiền Phong, Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngày 6/2/1959, Bộ Nội Vụ đã ban hành Nghị định số 33-NV, chính thức thành lập thị trấn Từ Sơn và Thị trấn Yên Viên. Xã Tiền Phong được tách ra làm hai đơn vị hành chính khác nhau là xã Yên Viên và thị trấn Yên Viên. Theo Nghị định của Bộ Nội Vụ, địa giới hành chính của thị trấn Yên Viên được xác định: phía đơng giáp xã Đình Xun và Quang Trung, phía tây cách Hà Nội 10km giáp xã Mai Lâm và sơng Đuống; phía nam giáp sơng Đuống và nhà máy gỗ dán, nhà máy diêm Thống Nhất; phía bắc giáp xã Quang Trung và cách thị xã Bắc Ninh 19km. Thị trấn Yên Viên có 5 phố là: Kim Lâm, Tiểu Lâm ( nay là phố Đuống 1, Đuống 2 ), Yên Viên ( nay là phố Ga ), chợ Vân, Thái Bình. Dân số 303 hộ với 1334 nhân khẩu. Có 132 hộ cơng thương, 96 hộ thủ cơng, 31 hộ dân nghèo, 3 hộ nông nghiệp, 41 hộ bán nông nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đơ, ngày 31/5/1961, Chính phủ ra quyết định số 78/CP về mở rộng ngoại thành Hà Nội và chia lại tổ chức hành chính gồm 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành. Lúc này, thị trấn Yên Viên được sát nhập vào huyện Gia Lâm thuộc Hà Nội. Theo tổ chức hành chính mới thì huyện Gia Lâm có 31 xã, 2 thị trấn: Yên Viên và Gia Lâm. Năm 1965, Bộ Nội Vụ có Quyết định số 23/NV ngày 27/01/1965 sát nhập phố Thanh Am (nằm ở bên kia sơng Đuống về phía Hà Nội, nay thuộc Phường Đức Giang, quận Long Biên) vào thị trấn Yên Viên (theo sách Lịch sử cách mạng thị trấn Yên Viên năm 2005 thì sát nhập Thanh Am vào thị trấn năm 1963). Phố Thanh Am gồm các hộ gia đình làm một số nghề như: thủ cơng, gia cơng, buôn bán nhỏ, làm công nhân nhà máy Diêm Thống Nhất, nhà máy Gỗ… Đến năm 1983, khi thành lập thị trấn Đức Giang, Thanh Am được chuyển về Đức Giang.
Hiện nay, thị trấn Yên Viên có diện tích tự nhiên 101,6 ha, dân số trên 13.000 người sinh hoạt tại 9 tổ dân phố. Hiện trên địa bàn thị trấn Yên Viên có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng như ga Yên Viên, nhiều cơ quan, cơng ty, xí nghiệp, trường học. Thị trấn Yên Viên là cử ngõ quan trọng, là chiếc cầu nối từ Hà Nội đi các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao bằng….
Nét đặc trưng về phố và ngành nghề
Nghề chính của người dân thị trấn Yên Viên từ trước tới nay là hoạt động thương mại, dịch vụ tập trung vào các điểm bn bán chính như: chợ Vân, phố Ga, phố Vân, phố Thái Bình, phố Đuống.
Chợ Vân được hình thành từ xa xưa, đến năm 1924, chợ chuyển đến địa điểm cạnh đường quốc lộ 1, cách ga Yên Viên khoảng 200m. Chợ chủ yếu bán các hàng nông sản và thủ cơng. Chợ có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa về bán tại chợ và vận chuyển hàng hóa đi các nơi khác. Phố Vân nằm dọc hai bên quốc lộ 1 và đường vào chợ Vân. Dân cư là người thôn Vân và các nơi khác đến làm ăn.
Phố Ga Yên viên, vốn thuộc thôn Kim Quan Đơng, hình thành phố từ khi có đường xe lửa Hà Nội- Lạng Sơn- Lào Cai. Cư dân sinh sống chủ yếu là người dân
thôn Kim Quan Đông (thuộc xã Yên Viên) và những người từ nơi khác đến cư trú buôn bán nhỏ. Dưới thời thuộc Pháp tại phố Ga xây dựng một rạp Tuồng với vài trăm chỗ ngồi. Tại phố này và phố Vân cịn có hàng chục nhà hát cơ đầu.
Phố Thái Bình, hình thành từ những năm 1931-1932, nằm dọc quốc lộ 1, phố này ít cửa hàng buôn bán, chủ yếu là gia đình viên chức, giáo chức, cán bộ nghỉ hưu, thợ thủ công và thợ sửa chữa.
Phố Đuống xưa là phố Tiểu Lâm chạy dài từ đầu cầu bờ bắc sông Đuống theo đường số 1 đến dọc đê tả ngạn sông Đuống. Phố Đuống được hình thành từ đầu năm 20 thế kỷ XX, lúc đầu có vài người bn bán lâm thổ sản. Từ năm 1940 – 1945 phát triển thêm khoảng 30 cửa hàng, có vài chục người lao động làm thuê chuyên nghiệp. Bến Đuống tại thời điểm này trở thành cảng sông hoạt động giao thương tấp nập.
Thành tựu trong thời kỳ đổi mới