Xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)

b) Xung đột đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1.3.4. Xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng

Xung đột trong sử dụng đất luôn gắn liền với công tác quản lý trật tự xây dựng, do đó giải quyết tốt các xung đột trong sử dụng đất sẽ đảm bảo hiệu quả công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ trong mục đích sử dụng đất với các nhu cầu sử dụng đất trong quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình của chủ sử dụng đất. Hạn chế được các xung đột nẩy sinh trong việc chuyển quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng đất được đảm bảo và bền vững. Không phát sinh các xung đột giữa người sử dụng đất và chính quyền địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đất đai , quản lý trật xây dựng.

Căn cứ vào Luật xây dựng 2014; các Nghị định của Chính phủ; Thơng tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng, trong pha ̣m vi đề tài, các nội dung quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đô thị bao gồm 4 nô ̣i dung:

* Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch:

Quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây: Quản lý việc xây dựng cơng trình theo quy hoạch xây dựng; Quản lý các mốc giới ngoài thực địa; Quản lý việc xây dựng đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những cơng trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch xây dựng.

Tất cả các hành vi vi phạm quy hoạch xây dựng phải bị đình chỉ ngay và được xử lý kịp thời theo các quy định của pháp luật. Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái thẩm quyền gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

* Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng

Công tác quản lý việc xây dựng theo giấy phép là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng. Thông qua việc cấp giấy phép xây dựng cũng như việc quản lý xây dựng theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo được quy hoạch xây dựng được thực hiện một cách nghiêm túc, cảnh quan kiến trúc, chất lượng cơng trình xây dựng được đảm bảo. Chính vì vậy pháp luật về xây dựng đã quy định tất cả các cơng trình xây dựng trước khi khởi cơng cơng trình, Chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các cơng trình sau đây: Các cơng trình thuộc bí mật Nhà nước, cơng trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cơng trình tạm phục vụ xây dựng cơng trình chính; Cơng trình xây dựng theo tuyến không đi qua khu dân cư nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, cơng trình thuộc dự án đầu tư xây dựng cơng trình đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Cơng trình xây dựng thuộc dự án khu đơ thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Cơng trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an tồn của cơng trình; Cơng trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các vùng sâu, vùng xa;

* Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng

Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, cơng

minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức, cá nhân đều bị xử phạt.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích đáng.

- Khơng xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cần thiết, sự kiện bất khả kháng, vi phạm hành chính khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

* Xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Tất cả các hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

- Ngừng thi cơng xây dựng cơng trình.

- Đình chỉ thi cơng xây dựng cơng trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền khơng cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với cơng trình xây dựng vi phạm.

- Cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm.

- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)