Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 29 - 31)

b) Xung đột đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phường Đằng Lâm thuộc quận Hải An có diện tích tự nhiên 212,5 ha phía Đơng giáp phường Đằng Hải, phía Tây giáp phường Đằng Giang quận Ngơ Quyền, phía Nam giáp phường Thành Tơ, phía Bắc giáp phường Đơng Khê quận Ngô Quyền. Các tuyến đường chính giáp phường đường Lạch Tray, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Địa hình khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bằng tương đối bằng phẳng độ cao bình quân từ 3,5 - 4,5m so với mực nước biển. Đất được hình thành chủ yếu do phù sa bồi đắp với các lớp đất sét, á sét, á cát, cát và bùn, bị nhiễm mặn, chịu sức tác động của gió biển và thủy triều biến động từ 1 - 5m. Khảo sát địa chất, độ sâu từ 1 - 2m đất mặt là sét dẻo mền, dưới đó là các lớp á sét bão hòa mềm dẻo, dẻo chảy và bùn. Nền đất yếu gây khó khăn trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của khu vực ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6oC; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (nhiệt độ trung bình hàng năm là 29,4oC), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,8oC). Độ ẩm bình qn trong năm khoảng 83%. Hướng gió thay đổi trong năm, từ tháng 11 đến tháng 3 là gió Bắc và Đơng Bắc; từ tháng 4 đến tháng 10 là gió Nam và Đơng Nam; tốc độ gió lớn nhất là 40m/s. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.494,7 mm. Tổng số ngày mưa trong năm là 117 ngày, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 29 - 31)