Xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Đằng Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)

- Trước khi Luật đất đai 1993 ra đời, công tác đo đạc bản đồ địa chính chưa

c) Khu vực tổ dân phố Lực Hành

3.1.3. Xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Đằng Lâm

Từ kết quả phân tích ý kiến của cư dân địa phương và ý kiến của cán bộ quản lý về xung đột trong sử dụng đất đại tại các điểm nóng ta có bảng tổng hợp:

Bảng 3.8. Tổng hợp xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phường Đằng Lâm Dạng xung đột đất đai Lựa chọn Tỷ lệ (%) Xếp hạng xung đột Tổ dân phố Kiều Sơn Tổ dân phố Thƣ Trung 2 Tổ dân phố Lực Hành Tổng cộng Mục đích sử dụng đất 27 20 26 73 48,0 1 Quyền sử dụng đất 12 13 10 35 23,0 3 Quá trình sử dụng đất 18 8 18 44 29,0 2 Tổng số: 57 41 54 152 100

Từ kết quả tổng hợp số liệu phân tích xung đột trong sử dụng đất tại phường Đằng Lâm ta thấy sự đồng thuận giữa ý kiến của cư dân địa phương và cán bộ quản lý về xung đột trong sử dụng đất chủ yếu nẩy sinh chủ yếu do mục đích sử dụng đất (48,0%):

- Xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phường Đằng Lâm do còn 12,59 ha diện tích đất nơng nghiệp khơng cịn khả năng sản xuất, nằm xen kẹp trong các khu dân cư. Tốc đơ thị hóa, người lao động nơng nghiệp khơng chuyển đổi nghề nghiệp, khơng có việc làm đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu cuộc một số hộ gia đình đã sử dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất ở, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp để kinh doanh nhà trọ, bán nhà. Tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, khơng đủ điều kiện chuyển đổi mục đích, điều kiện để tách thửa cịn diễn ra.

- Từ đó phát sinh các xung đột về quyền sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất, là hệ quả của việc tự chuyển mục đích sử dụng đất. Phát sinh các xung đột, tranh chấp liên quan trong quá trình xác định mốc giới, ranh giới, mua bán thế chấp, cầm cố, cho thuê đất.

- Tình trạng này sẽ dẫn đến việc khó khăn trong quản lý do nhận thức về pháp luật đất đai, luật xây dựng của cư dân địa phương. Một số trường hợp cịn cố tình vi phạm khi tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng đất trái phép, tự ý xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà sai phép, không giấy phép xây dựng. Nẩy sinh

các xung đột giữa cư dân địa phương với cán bộ quản lý trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng.

- Dẫn đến dân số tại địa phương tăng cục bộ gây khó khăn cho việc quản lý cư dân địa phương, một số điểm còn để xẩy ra tình trạng mất an ninh - trật tự do xung đột trong quá trình sử dụng đất.

- Các khoản thu tiền sử dụng đất từ đất bị thất thoát do người sử dụng đất chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất không thu được do người sử dụng đất tự ý chuyển nhượng đất trái phép.

- Cơng tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, chỉnh lý biến động khơng kịp thời do q trình biến động đất đai, chuyển nhượng đất trái quy định, sử dụng sai mục đích, sai mốc giới, ranh giới, lấn chiếm đất nơng nghiệp, đất cơng ích, đất hành lang giao thơng, các cơng trình sự nghiệp.

- Công tác quản lý trật tự xây dựng của chính quyền rất phức tạp, khó khăn do tình trạng người sử dụng đất tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Khi xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, cưỡng chế cơng trình vi phạm sẽ gây lãng phí, xung đột giữa người sử dụng đất và chính quyền địa phương ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 54 - 56)