Đa dạng hóa chất lượng nội dung và hình thức phát trực tiếp

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 92 - 95)

Nội dung là tiêu chí cốt lõi hình thành các sản phẩm báo chí. Chất lượng nội dung là điều đáng suy nghĩ và đặt ra yêu cầu cải tiến từng ngày đối

với mỗi CQBC. Khơng phải độc giả nào cũng thích xem livestream, đặc biệt là những livestream dài, thiếu giá trị thơng tin, hình thức thiếu bắt mắt. Xây dựng nội dung bao giờ cũng phải gắn liền nhu cầu, tâm lý đón nhận của cơng chúng mạng xã hội. Phóng viên ban Video báo VnExpress, anh Ngô Thế Quỳnh, chia sẻ về những tiêu chí khi thực hiện livestream:

Tôi phải xác định sự kiện sẽ livestream là gì, có thể live hay khơng. Sự kiện phải đủ hấp dẫn, thu hút người xem từ 15 phút. Và phải cân nhắc truyền hình có gì rồi bởi rõ ràng truyền hình chuyên nghiệp hơn, hình ảnh đẹp hơn. Ví dụ như một trận bóng đá, nếu VnExpress cũng quay lại diễn biến thì khơng thể bằng truyền hình được. Vì vậy cái phải nhắm đến là khơng khí trước trận, sau trận bóng đó. Những khía cạnh chân thực như vậy mới là thứ hấp dẫn khán giả [Phụ lục 3]. Ứng dụng livestream của Facebook vào hoạt động báo chí hiệu quả buộc phóng viên phải tư duy đề tài, tăng cường tìm kiếm các khía cạnh mới mẻ, độc đáo. Trước hết đề tài phải là những sự kiện bám sát dòng thời sự, đáng chú ý, mang lại hiệu ứng xã hội rõ rệt, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới những nhóm cơng chúng cụ thể. Mặt khác hướng tới mở rộng khai thác các sự kiện chính trị trọng đại, sự kiện văn hóa đặc sắc,… có quy mơ và hấp dẫn công chúng. Hoặc các buổi talkshow, tọa đàm thú vị với người nổi tiếng thay vì chỉ tường thuật những sự kiện nội bộ, thường niên.

Tăng cường nghiên cứu, điều tra nhu cầu của độc giả một cách thường xuyên và kỹ lưỡng nhằm xác định rõ đối tượng tác động, nội dung tác động phù hợp. Cụ thể, các CQBC cần thực hiện khảo sát, thu thập ý kiến, phản hồi, để biết độc giả muốn gì, cần gì và có sáng tạo, đổi mới kịp thời, đáp ứng nhu cầu thông tin.

Trên quan điểm ứng dụng livestream Facebook như một công cụ làm báo, các tòa soạn cần nhận thức và quán triệt nguyên tắc khi sử dụng. Quan

trọng là phải đảm bảo thể hiện những nguyên tắc báo chí dù sản xuất trên nền tảng khác như thơng tin thời sự, nóng hổi; phù hợp với quan điểm, tơn chỉ của tòa soạn; đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng cho công chúng… Tuyệt đối ngăn chặn và bài trừ tình trạng câu view, giật tít, thơng tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng.

Mặt khác các tòa soạn cần chú trọng tới hình thức thực hiện để tạo thành tổng thể hoàn chỉnh, tạo hiệu quả về cả hai mặt nghe – nhìn. Khơng chỉ nội dung hay, ý nghĩa xã hội cao livestream cịn cần có hình thức sống động, hấp dẫn. Bởi những thứ mới mẻ bao giờ cũng thu hút và hấp dẫn công chúng hơn những mô-tip quen thuộc lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua khảo sát thực tế cho thấy, livestream của VnExpress vẫn chưa đáp ứng được về mặt thẩm mỹ, các hình thức livestream chưa thực sự phong phú, trở thành bản sắc riêng, ghi dấu ấn với công chúng, đặc biệt là thiếu vắng sản phẩm trị chuyện trực tiếp. Cùng với tình trạng dừng hình, chuyển cảnh liên tục, rất khó để cơng chúng kiên nhẫn theo dõi, tương tác và giao lưu trực tiếp. Do đó, việc đem đến những hình ảnh hiển thị chất lượng cao, độc đáo giống như “mỏ neo” giữ chân công chúng, cải thiện thương hiệu tờ báo. Để đạt mục tiêu này, phóng viên cần cân nhắc hơn tới các yếu tố cảnh quay, góc quay, lời bình, âm thanh để thơng tin biểu đạt sâu sắc, mang đến giá trị ngay lập tức cho người xem.

Đa dạng hóa hình thức livestream cũng là một cách ghi dấu ấn với công chúng. Trong bối cảnh livestream sử dụng phổ biến và tràn lan bởi người dùng Facebook, các tờ báo cần chú trọng tới chất lượng hơn là số lượng, đem lại sản phẩm báo chí với yếu tố độc, lạ, riêng biệt. Mơ hình tốt nhất là các tờ báo tích cực kết nối với độc giả, tạo ra những “cuộc hội thoại” quanh sự kiện, vấn đề đó thay vì truyền tải đơn thuần. . Phóng viên giữ vai trò chia sẻ, phỏng vấn, đưa ý kiến trực tiếp, hoặc trả lời, kêu gọi bình luận. Hoặc các livestream phỏng vấn người nổi tiếng, chuyên đề bình luận, tọa đàm cũng là thứ độc giả mong muốn tìm kiếm. Điều đó giúp tờ báo khơng trở nên bão hịa trên mạng xã hội

Ngoài ra, học hỏi và ứng dụng các hình thức mới mẻ, phát sóng trị chơi, sản phẩm livestream đố vui, 360 độ toàn cảnh như các tờ báo quốc tế lớn đã làm cũng rất tiềm năng. Nhà báo Chu Nhật Quang, phụ trách mảng Facebook live báo VnExpress chia sẻ: “Đương nhiên là tòa soạn đã nghĩ tới. Chúng tôi cần phải đánh giá mức độ hiệu quả, xem độc giả có quan tâm hay khơng mới có thể áp dụng. Và đương nhiên nếu nó hiệu quả thì VnExpress sẽ khơng nằm ngồi vịng xoay đấy. Bọn tôi sẽ ngay lập tức triển khai ngay” [Phụ lục 1]

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)