Nội dung và hình thức ứng dụng livestream của Facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 51 - 85)

fanpage báo mạng điện tử hiện nay

2.2.2.1. Đưa tin trực tiếp

Tên báo Số ượng livestream

đưa tin trực tiếp Tần suất/tháng

BBC News 25/88 2,083

The New York Times 3/176 0,25

VnExpress 71/102 5,916

Bảng 2.1. Số lượng livestream và tần suất xuất hiện trung bình tháng của hình thức đưa tin trực tiếp trên fanpage 3 tờ BMĐT: BBC News, The New York Times, VnExpress (3/2018 – 3/2019). Thống kê của tác giả khóa luận

Theo bảng trên có thể thấy, trong một năm khảo sát từ tháng 3/2018 đến 3/2019 cả ba tờ báo đều ứng dụng livestream đưa tin trực tiếp. Trong đó VnExpress tờ báo ứng dụng livestream đưa tin trực tiếp nhiều nhất với 71 video, chiếm tần suất 5,916 livestream/tháng. Đứng thứ hai là BBC News với 25 video, chiếm tần suất 2,083 livestream/tháng. The New York Times, dù được trả tiền để sản xuất nội dung livestream trên Facebook, song trong thời gian khảo sát, tờ báo đã giảm dần hình thức ứng dụng này, với số lượng chỉ 3 video, tần suất quá nhỏ chưa đến 1 livestream/ tháng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tháng 2/2019 là tháng có tần suất livestream nhiều nhất của VnExpress với 33 livestream. Hầu hết các livestream đều đưa tin về chính trị, cụ thể là sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Với vai trò tờ báo hàng đầu Việt Nam, VnExpress cho thấy sự cập nhật nhanh chóng, xác thực, thực hiện đúng tơn chỉ báo chí là mặt trận thơng tin của Đảng, Nhà nước. BBC News có tần suất đưa tin trực tiếp tập trung vào tháng 7/2018, với 6 livestream, ngoài ra các tháng còn lại chỉ dao động từ 2-3 livestream. Chủ đề phản ánh của BBC News khá đa dạng cả trong và ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực. Với 2 livestream trong thời gian khảo sát, NYT cho thấy sự thiếu hứng thú với hình thức này sau khi đã thử nghiệm hàng loạt vào năm 2016.

Về mặt nội dung, cả ba tờ báo đều đưa tin đa dạng trên mọi lĩnh vực từ chính trị - xã hội đến văn hóa – thể thao – giải trí. Đa số là tin tức nóng (breaking-news) cập nhật trực tiếp tại hiện trường. Thông qua việc ứng dụng này, các tờ báo đã giúp thông tin trở nên hấp dẫn, tức thời hơn, và cho thấy sự linh động, sáng tạo, dám thử nghiệm những công cụ truyền tải mới. Đồng thời nó giúp các tờ báo tiếp cận tới đông đảo công chúng hơn qua Facebook– một nền tảng rộng lớn, đang cạnh tranh và đe dọa trực tiếp tới báo chí. Nhà báo Chu Nhật Quang – phụ trách mảng Facebook live báo VnExpress cho biết:

Hiện nay thông tin của báo mạng đang bị cạnh tranh rất lớn, không chỉ riêng ảnh mà cịn video. Mạng xã hội nó q nhanh, tuy khơng

đầy đủ và chính thống nhưng nó rất nhanh, lượng người tương tác biết đến quá lớn. Vì vậy khi biết được Facebook live, VnExpress đã ứng dụng vào lám báo. Với một phóng viên ở hiện trường các bạn có thể đến đưa tin trực tiếp trước để cạnh tranh với mạng xã hội. Dù là có thể muộn, chậm hơn nhưng độc giả ln ln tị mị, và VnExpress muốn giữ chân độc giả với một tờ báo chính thống. Do đó VnExpress quyết định đưa thơng tin đến trước trên mạng xã hội, sau đó mới làm nội dung cụ thể, thay thế vào livestream đó [Phụ lục 1].

Đánh giá cụ thể, VnExpress là tờ báo tập trung nhiều vào khai thác livestream đưa tin về chính trị. Ngồi thông tin trực tiếp về cuộc gặp của ngun thủ quốc gia, VnExpress cịn khai thác cơng tác chuẩn bị, sự tiếp đón nồng hậu của người dân. Theo sau là các tin tức thời sự - xã hội như ùn tắc giao thơng, các vụ cháy, hình ảnh ăn mừng chiến thắng bóng đá,… Tích cực mà nói, VnExpress là tờ báo năng động, bắt nhịp dịng thời sự nhanh. Phóng viên ln có mặt tại các điểm nóng để đưa tin, cập nhật tình hình. Tuy nhiên, VnExpress lại khơng có sự chọn lọc về chủ đề, khiến livestream trở nên bão hịa thậm chí đem lại hiệu quả tương tác kém. Ví dụ livestream “Tổng thống Mỹ chuẩn bị xuống máy bay” đăng ngày 26/2/2019 với hình ảnh trước cửa sân bay Nội Bài chỉ thu hút 17 nghìn lượt xem và 191 bình luận. Livestream “Tổng thống Mỹ Donald Trump đến sân bay Nội Bài, Hà Nội” đăng sau đó ghi trực diện hình ảnh tổng thống Trump thu hút hơn với 60 nghìn lượt xem và 617 bình luận. Tương tự những livestream về ùn tắc giao thơng, người dân ăn mừng chiến thắng bóng đá, xếp hàng mua vé bóng đá,…khơng thực sự nổi bật, làm rõ tính báo chí, chỉ thu hút một số đối tượng.

Trái lại BBC News ứng dụng livestream cập nhật những tin tức nóng hổi, là mối quan tâm của cơng chúng tồn cầu. Mỗi đề tài chỉ thực hiện 1 – 2 livestream, đem đến thông tin tổng qt nhất, khơng dàn trải. Song khơng có

nghĩa là việc triển khai nhiều khía cạnh của VnExpress là khơng tốt. Trong nhiều trường hợp, live tream bên lề sự kiện vẫn thu hút sự tò mò của người xem, thúc đẩy họ nhấn theo dõi.

Tương tự BBC News, NYT là tờ báo khai thác chủ đề rộng, bao gồm cả trong nước và quốc tế. Đây là điều dễ hiểu vì cả hai tờ báo này có tên tuổi lâu năm, sức ảnh hưởng rộng rãi trên tồn cầu.

Về mặt hình thức, điểm chung giữa các tờ báo là họ sử dụng livestream để đưa tin tiền sự kiện, những thông tin bên lề, hoặc các vấn đề nóng hổi, trực tiếp, thu hút với cơng chúng. Ngồi ra BBC News và NYT còn đưa tin hậu sự kiện, để làm rõ tác động và hệ quả của nó. Như cập nhật những thay đổi sau một tuần tại hiện trường vụ xả súng tại Toronto, Canada của tờ NYT.

Về cách thức triển khai, khảo sát từ tháng 3/2018 đến 3/2019 cho thấy ba tờ báo có phong cách riêng biệt. Cụ thể như sau:

Đa số các livestream được VnExpress ứng dụng như một dạng báo cáo tin tức trực tiếp. Phóng viên của VnExpress có mặt và quay lại những gì đang xảy ra, đi kèm một số lời bình họ thu thập trước đó. Livestream giúp cơng chúng nắm bắt ngay lập tức thông tin tại hiện trường mà không mất nhiều thời gian, không cần có mặt. Sử dụng livestream Facebook cho thấy những ưu điểm vượt trội so với đưa tin trên báo mạng điện tử, khi phóng viên phải tổng hợp, xác minh, và biên tập mới có thể xuất bản. Tuy nhiên những cảnh quay đều đều, góc quay thiếu đa dạng, chạy tuyến tính trên bảng tin (news feed), khiến người xem khó nắm bắt được livestream đang nói gì.

BBC News ứng dụng livestream Facebook cũng để báo cáo nhưng thường thông qua việc khai thác thông tin những người có mặt tại hiện trường. Phóng viên BBC News sẽ trao đổi của người có mặt tại đó để người xem hiểu khơng khí cũng như cảm xúc trực tiếp của họ. Cách làm này mang tính thuyết phục và sự chân thực cao, song phong cách khá chỉn chu, có thiên hướng truyền hình. Tức là ln phải có một người dẫn trước ống kính. Do đó

thay vì một như VnExpress, BBC News ln cần tới hai người đảm nhiệm vị trí quay hình và dẫn livestream.

Là tờ báo ứng dụng khá ít hình thức đưa tin trực tiếp, nhưng NYT lại linh hoạt trong cách thể hiện. Có những chủ đề phóng viên khơng xuất hiện giống VnExpress, nhưng họ lại bình luận liên tục suốt thời gian phát, kết hợp tương tác qua mục bình luận. Có những chủ đề phóng viên xuất hiện giống BBC News, do đó dẫn người xem tới nhiều suy nghĩ, ý kiến khác nhau, tạo ra cái nhìn bao quát, tổng thể hơn.

Nhìn chung, sự tham gia của cơng chúng là phần không thể thiếu trong mỗi video phát trực tiếp. Bằng ứng dụng livestream Facebook cả ba tờ báo đều đem đến thông tin nhanh, tức thời, và cải thiện sự tham gia của công chúng trên fanpage của mình. Song những livestream của VnExpress mới chỉ tận dụng ưu thế về mặt hình ảnh, cịn BBC News và NYT đã sử dụng nó để vừa thơng tin vừa tương tác, trò chuyện với người dùng Facebook. Điều này ảnh hưởng bởi mục đích sử dụng của các tịa soạn. VnExpress chỉ coi đây là công cụ để truyền thông tin nhanh, đầy đủ nhất, trong khi BBC News và NYT xác định như công cụ thử nghiệm để định hình, đa dạng hóa cách sản xuất video, thu hút cơng chúng tham gia, bình luận nhiều hơn. Và để cải thiện, khơng cịn cách nào khác ngồi việc đề cao vai trị của phóng viên/nhà báo trong mỗi livestream, trong việc tương tác với người xem. Khảo sát từ tháng 3/2018 – 3/2019 cũng cho thấy, có tới 14 trên tổng số 25 livestream BBC News có sự xuất hiện của phóng viên. The New York Times hình thức này cũng chiếm đa số. Tờ báo VnExpress tuy chưa chú trọng nhưng đã ứng dụng với một số đề tài. Ví dụ livestream “Hàng nghìn người đổ về phố đi bộ Hồ Gươm chào đón năm mới 2019” đăng ngày 31/12/2018, phóng viên Tuấn Anh kết hợp đưa thông tin, phỏng vấn, và trò chuyện với độc giả trên Facebook, yêu cầu họ gửi ảnh về cho báo ngay dưới bình luận. Hay livestream “Phản ánh của người dân sau 4 ngày rác thải ùn ứ tại thủ đô” đăng

ngày 14/1/2019 nhằm thông tin về suy nghĩ, phản hồi người dân quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Trong thời gian khảo sát, livestream Facebook cũng ứng dụng với mục đích là nguồn tư liệu thô cho hai tờ báo BBC News và VnExpress. Các nội dung phát trực tiếp đều được thu thập, chuyển hóa thành tin ngắn, bài bình luận hoặc bài tường thuật. Livestream cũng là nguồn tin nền dẫn độc giả đến các tin bài sâu kỹ hơn trên BMĐT. Chỉ BBC News sử dụng đường dẫn ghim trên mô tả livestream để gián tiếp kéo người xem thực sự quan tâm truy cập tờ báo tìm hiểu thêm. Ngược lại, NYT sản xuất độc lập, dựa trên thỏa thuận hợp tác với Facebook về thử nghiệm sáng tạo nội dung livestream cho báo chí.

Hình 2.1. Livestream “Người dân chen chân đi lễ cầu may đầu năm tại Hà Nội” ngày 5/2/2019 dài 23 phút, phóng viên cắt đoạn phỏng vấn thành tin

video dung lượng 5 phút, đăng tải trên chuyên mục Video VnExpress.

“Hướng dẫn đăng phát trực tiếp” của Facebook chỉ ra rằng một livestream chất lượng nên duy trì thời gian phát sóng tối thiểu 10 phút để tiếp

cận tối đa số lượng người dùng [5]. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các tờ báo đều sản xuất livestream có độ dài trung bình là 15 - 20 phút. Trong đó BBC News có cả những livestream dài trên 30 phút. VnExpress có thời lượng phát sóng khơng ổn định. Có những livestream chỉ chưa đầy 5 phút dẫn đến sự hụt hẫng, khó hiểu cho cơng chúng, tịa soạn truyền tải được ít nội dung thông tin.

Bằng cách ứng dụng livestream đưa tin trực tiếp, các tờ báo thúc đẩy tăng cường tương tác với độc giả, chủ yếu thơng qua mục bình luận. Kết quả khảo sát từ tháng 3/2018 – 3/2019 cho thấy các phần bình luận đã được BBC News và NYT sử dụng thường xuyên hơn với video trực tiếp, theo nhiều cách khác nhau. VnExpress chưa chú trọng nhiều tới tính năng này. Cụ thể, phần bình luận có thể thêm bối cảnh quan trọng hoặc rõ ràng cho một số video và có thể hướng người xem quan tâm đến các bài đăng liên quan trên trang website. Thời báo New York đã sử dụng phần bình luận để thu hút người xem tham gia trực tiếp:

Tương tự BBC News cũng sử dụng bình luận để cho người xem biết phóng viên đang có mặt tại đâu và sử dụng lời kêu gọi người xem tham gia bình luận. BBC News cịn giúp giải thích bối cảnh của video cho người xem

tham gia muộn. Điều này cho phép người xem mới nhanh chóng nhập cuộc với livestream:

Phần bình luận cũng để gắn kèm các đường dẫn liên kết tới trang chủ tờ báo, giúp người xem tìm hiểu thêm về chủ đề livestream hoặc như một cơng cụ giải thích hữu ích. Ví dụ như lời xin lỗi khi tờ báo khi có vấn đề chất lượng:

Nhìn chung hiệu quả livestream Facebook mang lại rất rõ ràng. Thứ nhất, các thông tin được truyền đạt trực quan, sinh động, đồng thời với sự kiện. Độc giả có thêm một góc nhìn khác để tiếp cận thông tin thời sự. Qua

mạng lưới xã hội livestream Facebook cũng giúp mở rộng uy tín và thương hiệu của mỗi tờ báo hơn.

Thứ hai đây là công cụ làm báo hữu dụng, tiết kiệm nhân lực, cho phép nhà báo cơ động nhanh, đưa tin nhanh. Nó khơng địi hỏi máy quay chất lượng cao, đội ngũ hùng hậu, chỉ một người cũng có thể làm. Thiết bị phổ biến được ba tờ báo sử dụng cho livestream là điện thoại di động hệ điều hành Androi/Apple hoặc máy tính bảng. Đương nhiên sử dụng điện thoại nghĩa là phải thỏa hiệp phần nào về chất lượng video, song hầu như các tờ báo đều nhất trí điều này vì họ coi trọng tính thời sự hơn. Cụ thể những vấn đề dễ gặp phải nhất là mất đường truyền, dừng hình quá lâu, nhiễu, trễ so với thời gian thực hoặc phóng viên bỏ qua việc trả lời bình luận của khán giả. Ngồi ra còn thiếu ổn định về âm thanh, lúc to lúc nhỏ, tạp âm,… Do đó, bắt đầu từ năm 2017, từ nhận định rằng sự đổi mới không thể đánh đồng với chất lượng kém phòng tin tức (newsroom) The New York Times quyết định tạm dừng xuất bản các hình thức đưa tin trực tiếp, để thử nghiệm những cái mới, đảm bảo sự chu đáo, tốc độ cao, và chất lượng xứng đáng cho độc giả của họ [28].

Hình 2.2. Chất lượng phát sóng là vấn đề đáng lo ngại đối với hiệu quả truyền tải tin tức

Thứ ba livestream Facebook tạo ra không gian rộng rãi, mở hơn, giúp nhà báo sáng tạo trong cách truyền tải tin tức của mình. Một tin bài trên

BMĐT có thể đầy đủ 5W+1H, nhưng không thể có tương tác hấp dẫn như livestream Facebook – nơi độc giả bình luận và nhận phản hồi ngay từ người truyền tải. Thậm chí nhà báo có thể đưa nhận xét, đánh giá, bổ sung thông tin cho vấn đề phát trực tiếp. Điều này cũng đặt ra thách thức về kỹ năng cho nhà báo. Theo khảo sát, BBC News và NYT có đội ngũ chuyên nghiệp, hoạt ngơn, tương tác linh hoạt, cịn VnExpress chưa chịu đầu tư. Nhiều livestream phóng viên khá kiệm lời, chưa giao lưu, kết nối, giọng bình ủ rũ, gây phản hồi tiêu cực từ người xem.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, cả ba tờ báo đều thực hiện tiêu chí “social-first” của báo chí hiện đại, nghĩa là khi có tin dạng breaking-news thì sẽ đẩy lên mạng xã hội trước, sau đó mới khai thác cụ thể hơn trên BMĐT. Truyền thông trên mạng xã hội khơng cịn là lựa chọn thứ yếu nữa mà đã trở thành hoạt động bắt buộc hàng ngày.

2.2.2.2. Tường thuật sự kiện trực tiếp

Tên báo

Số ượng livestream tường thu t sự kiện

trực tiếp

Tần suất/tháng

BBC News 51/88 4,25

The New York Times 2/176 0,166

VnExpress 25/102 2,083

Bảng 2.2. Số lượng livestream và tần suất xuất hiện trung bình tháng của hình thức tường thuật sự kiện trực tiếp trên fanpage 3 tờ BMĐT: BBC News,

The New York Times, VnExpress (3/2018 – 3/2019). Thống kê của tác giả khóa luận

Theo bảng trên có thể thấy, trong một năm khảo sát từ tháng 3/2018 đến 3/2019 cả ba tờ báo đều ứng dụng livestream tường thuật sự kiện trực

video, chiếm tần suất 4,25 livestream/tháng. Đứng thứ hai là VnExpress với 25 video, chiếm tần suất 2,083 livestream/tháng. The New York Times, trong thời gian khảo sát, tờ báo cũng khơng đầu tư nhiều vào hình thức này, với số lượng chỉ 2 video, tần suất quá nhỏ chưa đến 1 livestream/ tháng.

Kết quả khảo sát từ tháng 3/2018 đến 3/2019 cũng cho thấy các livestream tường thuật sự kiện trực tiếp của BBC News tập trung nhiều nhất vào tháng 9/2018 với 11 video. Trong đó nhiều sự kiện khá quan trọng, có

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 51 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)