Khả năng tương tác cao

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 28 - 30)

Trong thời đại cạnh tranh thông tin hiện nay, sự tham gia của công chúng là điều hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển, thậm chí sự sinh tồn của cơ quan báo chí. Vì vậy các tịa soạn khơng bao giờ được qn các phương thức tương tác với công chúng. Tương tác được hiểu là: “sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng người hoặc vật” [8, tr. 67].

Livestream của Facebook là một dạng phát sóng cho phép người xem tham gia, tương tác cùng tòa soạn BMĐT. Với những bài báo, video thơng thường, đường truyền chỉ mang tính một chiều. Nhà báo cung cấp gì, nội dung sắp đặt như thế nào là quyền của họ. Cơng chúng chỉ có thể đọc, xem mà khơng thể tham gia đóng góp, nêu ý kiến trực tiếp. Livestream của Facebook tạo tương tác tích cực cho người xem, từ việc lựa chọn chương trình, cho tới

tham gia phát triển nội dung chương trình. Điều này giúp mối quan hệ giữa người xem và tờ báo liên tục, cùng nhau hợp tác để tăng sức hấp dẫn.

Mỗi livestream đều thể hiện sự tương tác đa chiều. Thứ nhất là tương tác giữa phóng viên với người được phỏng vấn, phóng viên với độc giả, và ngược lại, bất cứ ai tham gia đều có thể đặt câu hỏi và gửi ngay tới người được phỏng vấn hoặc phóng viên. Phản hồi của tòa soạn rất nhanh, chỉ mất vài giây. Thứ hai ứng dụng livestream của Facebook tạo ra sự tương tác giữa độc giả với độc giả, khán giả bàn luận, tương tác với nhau ngay trên sóng livestream. Thơng báo (notifications) giúp người xem dễ dàng cập nhật, phản hồi theo dịng sự kiện. Họ có thể bày tỏ sự đồng tình hay phản đối, sử dụng các biểu tượng cảm xúc thích, yêu, ghét, buồn, giận trên mục bình luận (comment). Những ý kiến có chiều sâu ắt sẽ nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng và ngược lại, ý kiến chủ quan, thiếu suy nghĩ có thể là “mầm mống” gây tranh cãi trên mạng. So với BMĐT, tương tác chỉ là câu chuyện giữa họ với tờ báo thì livestream Facebook cơng khai tồn bộ mọi ý kiến ngay dưới mục bình luận, giúp độc giả cảm thấy được lắng nghe, chia sẻ. Song trong môi trường ảo và tự do ngôn luận không giới hạn, những quan điểm, bình luận dễ gây cuộc tranh cãi “ảo”. Thứ ba, livestream Facebook tạo ra sự tương tác toàn cầu. Vượt cả giới hạn biên giới địa lý, người dùng Facebook có thể xem từ bất cứ đâu, địa điểm nào. Ứng dụng livestream của Facebook, BMĐT không chỉ tập trung thông tin tới người dùng ở quốc gia của mình, mà cịn khuếch tán rộng hơn, giúp cơng chúng ở bên kia địa cầu, khơng có mặt tại đó vẫn có thể theo dõi sự kiện một cách thuận lợi. Như bầu cử tổng thống Mỹ - một sự kiện chính trị lớn, khơng chỉ người Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác quan tâm. VietNamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) là tờ báo chia sẻ lại livestream sự kiện này từ BMĐT nước ngoài. Rõ ràng nhờ livestream của Facebook, mà biên giới địa lý giữa các quốc gia thu hẹp hơn, góp phần đa dạng hóa thơng tin, tạo ra khơng gian cơng cộng mang tính quốc tế.

Với nhiều tờ báo, livestream Facebook cịn là cơng cụ để đưa người đọc tương tác trở lại trang chủ báo qua đường link nhúng. BBC News đều gắn kèm đường dẫn tóm tắt dưới mỗi phần mô tả livestream.

Ứng dụng livestream trên Facebook mặc dù giúp báo chí đến gần hơn với cơng chúng, song cũng gây tình huống khó kiểm sốt. Nếu BMĐT, bình luận phải thơng qua kiểm duyệt, sàng lọc trước khi đăng tải, thì mục bình luận Facebook lại khơng hạn chế nội dung. Do đó, trên sóng livestream xuất hiện cả những bình phẩm thiếu văn minh BMĐT không thể kiểm soát nổi. Khi Facebook chưa cho phép người sử dụng thao tác xóa bình luận khi livestream, thì vấn đề giữ sóng livestream “sạch”, “văn minh” còn là vấn đề rất cấp bách.

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)