PHỤ LỤC 1
Thông tin cá nhân người trả ời phỏng vấn:
Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Chu Nhật Quang Chức vụ: Nhà báo phụ trách mảng Facebook live Cơ quan: Báo điện tử VnExpress
Thời gian phỏng vấn: 17/4/2019
Địa điểm: Trụ sở VnExpress tại Hà Nội, tầng 5, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Nội dung phỏng vấn:
Câu 1: VnExpress biết đến Facebook live từ khi nào?
Từ khi Facebook giới thiệu công cụ này, chúng tôi đã đưa vào sử dụng nó.
Câu 2: VnExpress đưa livestream Facebook vào sử dụng từ khi nào? Lý do là gì?
VnExpress thực hiện live trong thời gian 3 năm trở lại đây. Trước đây VnExpress chỉ sử dụng làm những sự kiện lớn thôi. Nhưng trong nửa năm trở lại đây VnExpress đã làm tất, kể cả những tin tức hotnews. Khi mới bắt đầu tôi chỉ làm như tư cách những người bình thường, có mặt tại hiện trường, đi lại và quay thôi.
Câu 3: Mục đích chính của việc sử dụng Facebook live?
Nó giúp đưa thông tin nhanh, đầy đủ nhất tới độc giả. Hiện nay thông tin của báo mạng đang bị cạnh tranh rất lớn, không chỉ riêng ảnh mà cịn video. Mạng xã hội nó q nhanh, tuy khơng đầy đủ và chính thống nhưng nó rất nhanh, lượng người tương tác biết đến quá lớn. Vì vậy khi biết được Facebook live, VnExpress đã ứng dụng vào lám báo. Với một phóng viên ở hiện trường các bạn có thể đến đưa tin trực tiếp trước để cạnh tranh với mạng xã hội. Dù là có thể muộn, chậm hơn nhưng độc giả ln ln tị mị, và
VnExpress quyết định đưa thơng tin đến trước trên mạng xã hội, sau đó mới làm nội dung cụ thể, thay thế vào livestream đó.
Câu 4: Các hình thức livestream VnExpress ứng dụng là gì? Hình thức nào ưu tiên hơn? Tại sao?
Đó là đưa tin tại hot news và thực hiện các event. VnExpress khơng ưu tiên hình thức nào hơn. Mong muốn của lãnh đạo VnExpress là đưa tin tức nhanh, hàng đầu, và khi độc giả mở tờ báo ra, sẽ ln có thơng tin mới nhất cho họ. Ban Video ngoài việc làm live video, live sự kiện và hot news, thì phải kiêm cả tổ chức sự kiện bên ngoài. Do đó khơng thiên về nội dung nào cả.
Câu 5: Quá trình thực hiện livestream diễn ra như thế nào?
Hot news là nội dung hàng ngày, cũng khơng cần chuẩn bị gì nhiều. Có thơng tin thì mình chạy ra làm ln. Q trình thực hiện thực ra khơng mất nhiều thời gian, vì livestream của Facebook là một cơng cụ có sẵn. Với phóng viên đa năng như bây giờ, chỉ cần một cái điện thoại là đủ. Đơn cử mạng xã hội đưa tin về một vụ tai nạn, thì ngay lập tức phóng viên VnExpress phải nắm được điều đấy. Chắc chắn sẽ chậm hơn so với người dân tại hiện trường vì bọn tơi nhận nguồn thơng tin từ trên mạng xã hội hoặc cộng tác viên. Việc tác nghiệp nằm trong phạm vi giữa phóng viên và người quản lý. Ví dụ phóng viên nhận thơng tin và báo cho trưởng ban, trình bày thơng tin sơ bộ, thì tịa soạn sẽ quyết định thơng tin đó có nên làm hay khơng? Và nếu được đồng ý thì bạn ý sẽ ra hiện trường để live, quay lại hiện trường càng nhanh càng tốt, để giới thiệu cho độc giả biết trước. Khi live, nền tảng Facebook đã có sẵn, phóng viên như những Facebooker bình thường, chỉ cần lấy nội dung để thêm vào nền tảng mạng xã hội. Và sau đó có thể nhúng mã video đó sử dụng cho tin bài báo mạng điện tử.
Với event (sự kiện) thì cần có sự chuẩn bị trước, cụ thể có thời gian lâu dài. Có khi hàng tháng, vài tháng cho một event. Nó giống như một hệ thống
truyền hình, bao gồm cả máy quay, bộ trộn hình, bộ trộn âm thanh. Và có 1 tín hiệu nối tới hệ thống Facebook, và chỉ cần nhúng code (mã) của Facebook vào là nó sẽ tự động đẩy lên. Facebook viết sẵn ra hết rồi.
Câu 6: Lợi ích đem lại cho tòa soạn từ ứng dụng livestream của Facebook?
Nhiều chứ. Thứ nhất là với hot news, nó giữ chân được độc giả và đưa thông tin nhanh nhất tới độc giả. Nó sẽ giúp cho độc giả phân biệt được thơng tin chính xác, news hoặc fake news, hoặc hiểu được vấn đề nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn. Cịn với event, VnExpress khơng đặt mục tiêu cạnh tranh với truyền hình, mà chúng tơi coi đây là một nền tảng để không bị phụ thuộc vào truyền hình. Và độc giả bất kể lúc nào cũng có thể xem được. Ví dụ với truyền hình trực tiếp, cần có thời gian cố định, khung phát sóng nhưng với Facebook live lúc nào cũng có thể làm được và nó lưu trữ trên hệ thống của mạng xã hội. Vì nó lưu trữ, hiện hữu trên đó, nên người dùng khơng cần xem trực tiếp, mà có thể xem sau được.
Câu 7: Theo tơi được biết, có sự phối hợp giữa các ban trong quá trình thực hiện livestream? Điều này diễn ra như thế nào?
Thế mạnh của livestream là hình ảnh, cịn thế mạnh của văn bản nó lại một kiểu khác. Vì vậy, khi làm, với một sự kiện về giải trí thì phóng viên khơng đủ thơng tin nền để làm, do đó cần kết hợp. Hiện VnExpress có ban video phụ trách nội dung livestream, đưa thơng tin hình ảnh tốt nhất tới độc giả, cịn thơng tin ấy cụ thể như thế nào, thì cần một phóng viên chun mảng đấy tổng hợp.
Câu 8: Cần tối thiểu bao nhiêu người tham gia làm livestream?
Chỉ cần một người thơi. Một phóng viên có thể vừa quay và vừa nói, cảm nhận và truyền thông tin qua duy nhất 1 chiếc điện thoại. Nhưng với truyền hình thì cần nhiều hơn. Cái đó là cái thua của truyền hình so với
viên BMĐT đa năng hơn, tổng hợp thông tin nhanh và đơn giản hơn, trả lời 5W+1H ngay lập tức.
Câu 9: Anh cảm thấy nó đem lại sự tiết kiệm về nhân lực và chi phí khơng?
Có thể thấy là tiết kiệm rất nhiều về con người, nhân lực. Với truyền hình tối thiểu cần tới 3 người: ơng lái xe, người quay phim, biên tập, dẫn hiện trường. Thay vì như vậy để đưa tin nhanh hơn, cơ động hơn, phóng viên báo mạng có thể tự lái xe, tổng hợp thơng tin, dẫn được ln. Đương nhiên địi hỏi việc đào tạo một nhân lực như vậy là rất khó, vì họ phải kiêm nghiệm nhiệm vụ của cả 3 người. Nhưng không phải là không làm được. Kỹ năng quay và kỹ năng biên tập có thể học.
Nhưng đối với event, vẫn cần huy động gần như cả tòa soạn. Nội dung phải do ban chuyên mơn lo. Nó liên quan tới giáo dục, thì ban giáo dục phải lo, cịn y tế thì ban y tế phải lo. Ban Video làm nhiệm vụ “phục vụ”, thực hiện livestream. Kinh phí có thể lên tới hàng tỷ.
Câu 10: Vai trò của người dẫn trong những livestream Facebook VnExpress ứng dụng?
Cá nhân tơi thấy khơng cần thiết, vì độc giả người ta mong muốn về mặt hình ảnh. Vì thế mạnh của livestream là hình ảnh. Do đó tại hiện trường chỉ cần vài câu mơ tả của phóng viên là độc giả có thể hiểu được. Ví dụ với một vụ tai nạn, PV nói qua micro: Hiện tại tơi đang ở ngã tư, và tại đây đang có 1 vụ tai nạn diễn ra giữa xe A và xe B. Thông tin ban đầu tơi nhận biết là có 3 người bị thương. Đó, thơng tin của PV chỉ cần ngắn gọn như vậy, chứ khơng cần thiết có một người đứng trước máy quay dẫn.
Câu 11: Anh khơng nghĩ rằng có người dẫn sẽ đem đến lợi thế cạnh tranh so với truyền hình sao?
đứng ở hiện trường. Họ chỉ quan tâm tại đây đang diễn ra sự kiện gì? Cịn các tờ báo nước ngoài hiện đang làm theo phong cách truyền hình, đối với VnExpress chỉ cần một phóng viên thơi. Ví dụ một vụ bạo động ở Paris, hình ảnh độc giả muốn xem là hình ảnh bạo động, chứ khơng phải một ơng MC đứng nói. Và thơng tin ơng ấy nói có thể nói qua mic là được, cịn lại hình ảnh đã thể hiện rất thực tế rồi.
Câu 12: Với những người vào xem giữa livestream, nếu khơng có người dẫn liên tục, họ có thể nắm bắt được khơng?
Cái này phụ thuộc vào phóng viên đưa thơng tin cho người xem như thế nào? Livestream là nội dung video xuyên suốt, real-time. Với người dân, khi xem họ khơng biết nó có thơng tin gì, vì thế người ta sẽ tị mị, và tự muốn đi tìm những câu hỏi đấy. Phóng viên tại hiện trường sẽ là người thực hiện. Ví dụ: Chúng tơi đang ở tại hiện trường, ngã tư A. Tại đây 15 phút trước đã có một vụ tai nạn, bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu người chết. Thông thường những livestream như vậy, chúng tôi tổng hợp trong vịng 15 phút thơi. Như vậy là người xem đã hiểu và đủ thông tin rồi. Nếu livestream nhiều hơn, thì sẽ lan man, chúng tơi cũng không đủ thông tin khai thác để truyền thêm tới khán giả. Vì vậy những livestream chỉ có tác dụng hướng người đọc tới những nội dung tiếp theo. Cịn live trên báo thì lại khác, nó đưa thơng tin, nội dung cụ thể cho độc giả ln. Cịn trên mạng xã hội, tơi ra tơi cứ live, khơng có nội dung cụ thể gì cả, khơng tóm tắt được cho người đọc. Vì vậy, VnExpress có thể tóm tắt, nắm bắt thơng tin cho người đọc. Do đó khơng cần quá lâu để làm, chỉ cần 15 phút.
Câu 13: Nhìn chung, ai sẽ là người quyết định sự kiện nào nên phát trực tiếp?
Theo phân cấp thì VnExpress có 3 cấp, đó là tịa soạn, thứ hai là thư ký, thứ ba là trưởng ban. Phóng viên chỉ là người đi thực hiện đưa tin. Khi trưởng ban đã quyết định làm đồng nghĩa với việc thông tin sẽ được đăng.
Câu 14: Hiệu quả tương tác của ứng dụng livestream Facebook như thế nào?
Thực ra rất khó để thống kê chính xác. Các livestream luôn nhận phản hồi với 2 hai chiều hướng từ độc giả là tích cực và tiêu cực. Ln có 2 luồng trái chiều tranh luận lẫn nhau. Nhìn chung tờ báo nào cũng mong muốn có lượng độc giả lớn, tiếp cận càng nhiều càng tốt. VnExpress cũng vậy. Nhưng chúng tôi cũng không đặt nhiệm vụ tương tác cao lên số một, như kiếm được bao nhiêu view, tương tác được bao nhiêu người, mà chỉ đặt nhiệm vụ đưa thơng tin đầy đủ, chính xác với độc giả.
Câu 15: Theo anh ứng dụng livestream có tương tác tốt hơn so với sản xuất tin, bài trên BMĐT không?
Tốt hơn nhiều chứ. Như tơi đã nói, livestream có thể định hướng thơng tin cho độc giả, giúp người ta nắm bắt nhanh nhất, và giúp họ đỡ bị những câu hỏi phụ không rõ.
Câu 16: Anh có nghĩ rằng tin tức truyền qua Facebook live sẽ đảm bảo độ chính xác và tin cậy so với nguồn tin khác trên mạng xã hội không?
Điều đấy phụ thuộc vào người đưa thơng tin. Họ có đủ thơng tin để đưa đến độc giả hay không. Đơn giản là ra hiện trường nếu khơng đưa thơng tin gì thì người xem sẽ khơng hiểu, vì vậy phóng viên phải có kỹ năng.
Câu 17: Vậy tức là phóng viên khi livestream cũng cần tuân theo quy tắc nghề nghiệp như trên báo mạng điện tử?
Đúng, đó là kỹ năng, đạo đức nghề. Tùy theo tơn chỉ, mục đích của từng tờ báo. Với những trang tin điện tử, khơng chính thống họ có thể livestream để câu view chẳng hạn. Nhưng với những tờ báo chính thống, coi độc giả là khán giả trung thành thì ln muốn mang đến thông tin đầy đủ, giúp họ hiểu nhanh, tốt nhất, ấn tượng nhất. Giữa 2 luồng thông tin đầy đủ và không đầy đủ, độc giả sẽ lựa chọn cái đầy đủ hơn. Và việc đấy nó sẽ tạo ra uy
tín của tờ báo. Thơng tin chính xác thì đương nhiên lần sau họ sẽ theo dõi tiếp.
Câu 18: Một số hạn chế khi ứng dụng livestream Facebook của VnExpress là gì? Hãy chia sẻ nguyên nhân?
Khi livestream sẽ bị ảnh hưởng bởi đường truyền. Ở Việt Nam, như bạn biết chỉ có 3 nhà mạng chính : Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Ngồi ra cịn có Vietnamobile. Người làm livestream sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 3G, 4G của nhà mạng và cần có tốc độ tốt tại hiện trường để truyền tải. Cịn nếu khơng đủ data (dữ liệu), nó sẽ bị trễ, ngắt quãng.
Câu 19: VnExpress có kế hoạch nào cải thiện chất lượng video phát trực tiếp hiện nay không? Tôi được biết đứng sau VnExpress cịn có sự hỗ trợ của Tập đồn FPT?
Cái đấy khó, vì phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Chúng tôi chỉ là đơn vị nhận được thông tin thơi, cịn cải thiện thì phải phụ thuộc vào Viettel (cười). Cịn FPT chỉ hỗ trợ về cơng nghệ, chứ không giải quyết về đường truyền.
Câu 20: Vậy FPT hỗ trợ gì trong khâu kỹ thuật đối với việc tổ chức các sự kiện tường thuật trực tiếp khơng?
Tồn bộ livestream đều do phóng viên ban video thực hiện. VnExpress có một đội ngũ kỹ thuật riêng, chịu trách nhiệm về hạ tầng. Hiện chúng tơi có một hệ thống livestream riêng. Vì VnExpress khơng muốn bị phụ thuộc vào đơn vị thứ ba. Ví dụ khi mượn nền tảng Facebook hay livestream để làm, nếu một ngày họ khơng cung cấp nữa, thì giống như chúng tơi bị “khóa tay”. Do đó cần có một hệ thống riêng cho mình. VnExpress cũng có một đội ngũ kỹ thuật riêng chịu trách nhiệm làm việc nghiên cứu và phát triển.
Câu 21: Hệ thống livestream này đã đưa vào ứng dụng chưa?
Đã đưa vào ứng dụng 2 năm nay rồi. Nhưng chưa hoàn thiện ngay được. Mà cần nghiên cứu lâu dài. Facebook là 1 tập đoàn nghiên cứu chuyên
sâu, với hàng nghìn người. Cịn VnExpress chỉ có mấy chục người, không thể nhanh thế được. (cười)
Câu 22: Theo tôi thấy các sự kiện của VnExpress được phát song song trên cả trang chủ báo và fanpage Facebook? Lợi ích của việc này là gì?
Đảm bảo cho thơng tin thơng suốt. Vì có trường hợp ngắt mạng, hoặc Facebook khơng muốn cho chúng tơi làm nữa, thì độc giả sẽ khơng tiếp nhận được thơng tin. Vì vậy cần có 2 nền tảng khác nhau để chúng tơi có thể chủ động, hoặc backup (hỗ trợ) cho hệ thống kia khi có sự cố xảy ra.
Câu 23: Vậy VnExpress ưu tiên phát trực tiếp trên nền tảng nào hơn?
Hiện tại thì chúng tơi ưu tiên làm trên hệ thống riêng của mình. Bởi vì khi có một hệ thống mới, mình muốn thử nghiệm nó, và muốn kiểm sốt lỗi, hồn thiện nó. Cịn livestream Facebook đã khá hồn thiện rồi, nên mình chỉ coi nó là một cơng cụ hỗ trợ thơi.
Câu 24: Theo anh, khán giả tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội hay VnExpress nhiều hơn?
Đương nhiên là mạng xã hội. Vì mạng xã hội ln ln tiếp cận người xem nhiều hơn. Đơn cử như việc gửi cho bạn một đường link, thì bạn có thể gửi cho 10 – 20 – 30 người, và nó tương tác được rất rất nhiều. Cịn việc xây dựng hệ thống riêng, là do mục đích muốn có sự ổn định, khơng bị rủi ro từ bên thứ ba.
Câu 25: Livestream Facebook có giúp cho việc gửi và tổng hợp câu hỏi của khán giả dễ dàng hơn không?
Cái đấy là đương nhiên. Khi làm giao lưu trực tuyến, độc giả luôn muốn đặt câu hỏi, và Facebook đã có một cơng cụ sẵn là comment để người đọc đặt trực tiếp. Với báo thì cũng có, là hộp câu hỏi, nhưng để lan truyền, tương tác thì cịn chưa cao. Bạn có thể thấy Facebook hiện nay có hàng triệu
kết nối, rất dễ dàng, còn tờ báo của chúng tơi – cả năm mới được có trăm triệu người. Thế giới có 6,7 tỉ người cơ mà (cười). Quay trở lại, Facebook cũng là một đơn vị kinh doanh. Họ cũng muốn những thơng tin mình cấp lên cho họ, hay sử dụng công cụ của họ phải sinh ra tiền.
Câu 26: Hiện nay VnExpress có ứng dụng livestream của Facebook