Trong bài đăng trên tạp chí của Viện nghiên cứu báo chí Poynter, tác giả Benjamin Mullin dẫn lại: Đài NPR của Mỹ cho biết những livestream của mình rất hứa hẹn khi so sánh với các bài đăng Facebook. Như video trực tiếp chương trình “Mega Tuesday” so với video ghi sẵn chương trình “Super Tuesday”, có hàng nghìn bình luận và thời lượng xem gấp 7 lần. [22]
Có thể nói, thời lượng phát sóng đủ dài giúp cải thiện lượt người xem đáng kể và tạo cơ hội tương tác liên tục giữa khán giả và tòa soạn. Khi những người theo dõi có thể xem và tương tác trong thời gian thực, nó sẽ thiết lập sự tin tưởng và tính xác thực đối với tờ báo – hình thành nhóm cơng chúng trung thành. Mặt khác thời lượng phát sóng dài giúp livestream hiển thị trên bảng tin Facebook lâu hơn, do thuật toán ưu tiên video của Facebook.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thời gian chuẩn cho một livestream Facebook. Song nhiều tờ báo, hãng thơng tấn nhận định rằng khơng nên ít hơn 30 phút. Lori Todd, biên tập viên mạng xã hội tại NPR cho biết: “Một bài đăng trên Facebook Live dài 2 phút sẽ có lượng khán giả ít hơn rất nhiều so với bài đăng 10 phút. Với trung bình 30 phút cho mỗi chương trình “Mega Tuesday”, Đài NPR chắc chắn sẽ tìm cách cải thiện thời gian livestream hơn” [22].
Phác đồ của Facebook live khá đơn giản. Mọi người thích theo dõi những gì đang xảy ra, và muốn biết diễn biến tiếp theo sẽ như thế nào. Tuy nhiên thời lượng phát sóng cũng có thể là nhược điểm khi tịa soạn sử dụng nó như những cơng cụ báo cáo theo kiểu nguồn phát sơ sài, ghi lại hình ảnh, sự kiện, khơng có lời dẫn, tương tác với khán giả. Điều đó khiến cơng chúng có thể bỏ dở livestream ngay lập tức.