MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU Thông tin cá nhân người trả ời phỏng vấn:

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 121 - 133)

Thông tin cá nhân người trả ời phỏng vấn:

Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Chung Văn Lộc Chức vụ: Phóng viên Ban Video

Cơ quan: Báo điện tử VnExpress Thời gian phỏng vấn: 25/4/2019

Địa điểm: Trụ sở VnExpress tại Hà Nội, tầng 5, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Tần suất livestream thực hiện hiện nay?

Nó chiếm khoảng 15-20% trong một tháng, so với số lượng video anh thực hiện. Thậm chí ít hơn.

Câu 2: Ai sẽ là người quyết định sự kiện nào nên phát trực tiếp?

Lãnh đạo ban, hoặc các biên tập viên. Trong những sự kiện đủ nóng, đủ thời sự, phóng viên tự đề xuất. Ví dụ như livestream về sự kiện cổ động bóng đá, cháy nổ, đón nguyên thủ quốc gia,…

Câu 3: Mục đích của ứng dụng livestream Facebook trên fanpage BMĐT?

Để truyền tải thông điệp đến khán giả ngay lập tức, thể hiện độ nóng của sự kiện. Nó hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc mình làm video hậu kỳ. Mỗi sự kiện được livestream tức là tầm của sự kiện ấy đạt đến mức độc giả cần xem trực tiếp.

Câu 4: Các hình thức livestream phổ biến VnExpress đang ứng dụng là gì? Anh thường thực hiện hình thức nào nhiều nhất?

Câu 5: Quá trình thực hiện livestream diễn ra như thế nào?

Đối với event, anh tham gia với vai trị quay phim. Phần xử lý tín hiệu do bộ phận khác đảm nhiệm. Cịn với tin thời sự, tơi sẽ làm độc lập, tự mình sẽ live, quay và có thể bình luận ln. Có sự phối kết hợp liên tục giữa biên tập viên, tạo ra sự liên kết không khác gì 1 kíp truyền hình. Ví dụ trưởng ban yêu cầu đổi góc, đổi nhân vật, phỏng vấn thêm,…

Câu 6: Anh thường tác nghiệp độc lập đúng khơng? Có sự phối hợp nào khác khơng? Tại sao?

Có kíp 2 người. Một người là biên tập viên, một người là dẫn chương trình. Khi phối hợp 2 người sẽ tạo sự chuyên nghiệp về mặt hình ảnh. Việc di chuyển máy hoặc chọn góc sẽ tốt hơn rất nhiều so với một người. Khi đó người quay có thể nhìn thấy những vấn đề mà một người khơng làm được. Và người dẫn cũng có thời gian chuẩn bị tốt hơn cho việc tương tác với nhân vật của câu chuyện.

Câu 7: Những yếu tố nào cần chuẩn bị trước khi livestream?

Trước khi livestream cần chuẩn bị về mặt nội dung. Trước tiên là cần đánh giá sự kiện đó, có cần livestream khơng, sau đó là những thơng tin xung quanh sự kiện đó. Tiếp theo là chuẩn bị tốt về thiết bị. Thiết bị tốt sẽ cho chất lượng live tốt. Đối với điện thoại phải có đủ dung lượng 3G, sóng điện thoại. Thiết bị quay phải hoạt động ổn định, khơng bị gián đoạn sóng.

Câu 8: Thiết bị phổ biến nhất sử dụng để livestream là gì? Cịn thiết bị nào khác?

Hiện tại có hai cách live trực tiếp bằng điện thoại, hai là sử dụng livestream bằng camera gắn thiết bị 3G để đẩy tín hiệu về. Nó là một bộ thu phát wi-fi và thu phát sóng trực tiếp lên Facebook được.

Câu 9: Việc này đem lại thuận lợi gì? Cịn khó khăn thì sao? Anh có thể nói cụ thể hơn khơng?

Về thuận lợi, nó mang đến hình ảnh cho người xem ngay lập tức, tạo sự hấp dẫn. Tính chất của sự kiện đã đủ độ hot để độc giả quan tâm, tị mị. Khi live thì tạo âm thanh, hình ảnh trung thực, đem lại tương tác cao hơn, họ comment ngay lập tức trên fanpage. Nó tạo ra lượt người xem báo, hay người dùng mới theo dõi báo hơn.

Về mặt tác nghiệp, nó thể hiện tính chun nghiệp của cơ quan báo chí trong việc chuyển tải hình ảnh như thế nào, sự đa năng của phóng viên đến đâu. Nó cũng thể hiện sự phát triển của tờ báo. Nếu làm live nhiều thì chứng tỏ tờ báo đang đi theo xu hướng phát triển của báo chí.

Khó khăn là thiết bị có thể bị mất sóng, gián đoạn. Hoặc khi mình di chuyển thì khn hình không được tốt, bị hỏng. Thứ hai là tại hiện trường những khán giả, người dân họ hay tham gia vào cơng việc của mình, làm thành một hình ảnh khơng tốt trong live, tạp âm lọt vào,… mình khơng thể can thiệp được. Thêm nữa là sự kết nối, liên lạc giữa phóng viên và biên tập viên khơng khớp nhau. Nó bị trễ hình, khiến sự ra vào của cuộc live khơng thực sự tốt. Ví dụ như khi tơi bắt đầu live và người biên tập không đẩy kịp lên trang, khi lên thì livestream phát ở giữa câu nói của mình, làm khán giả khơng hình dung được sự kiện. Một khó khăn khác là tại hiện trường người ta phản đối khơng cho live, ví dụ như văn phịng Chính phủ,… trường hợp không mong muốn chúng tôi phải cắt.

Câu 10: Ứng dụng livestream có tác dụng gì với người thực hiện?

Livestream làm cho người phóng viên có uy tín hơn với độc giả, tin tưởng hơn, và từ đó khiến họ dễ quan tâm hơn ở những livestream sau. Mặt khác nó cũng tăng trình độ của phóng viên lên về mặt thể hiện nội dung, dẫn chương trình, quay – dẫn,… Bắt buộc phóng viên phải nhanh nhạy hơn, làm tất cả trong một, tính tốn được nhiều vấn đề ngay trực tiếp.

Câu 11: Vai trò của người dẫn trong những livestream Facebook?

Người dẫn khá quan trọng vì thơng tin qua người dẫn mới được chuyển đến độc giả do họ cung cấp và tổng hợp trước. Thêm nữa, là thông tin đấy là của báo chí, khơng thể nói vu vơ được. Người dẫn cịn bình luận làm tăng độ tin cậy trong livestream cũng như trả lời những thắc mắc của độc giả.

Câu 12: Anh có nghĩ rằng tin tức truyền qua Facebook live sẽ đảm bảo độ chính xác và tin cậy so với nguồn tin khác trên mạng xã hội khơng?

Chắc chắn rồi. Vì một livestream trên báo điện tử bao giờ cũng đáng tin cậy hơn, vì nó mang tính chính thống, được phóng viên kiểm chứng.

Câu 13: Trong các livestream của VnExpress chỉ tường thuật thơng tin cơ bản, Anh có nghĩ rằng nên có cách tương tác khác để tăng tính hấp dẫn cho livestream không? Chẳng hạn như trả lời câu hỏi của độc giả hay trị chuyện trực tiếp với họ? Vì sao?

Đặc thù của VnExpress vẫn là đưa tin khách quan, bình luận là một phần của livestream nhưng nhiều khi nó cũng khơng cần thiết. Bởi dễ tạo ra những cái nhìn chủ quan hơn. Ví dụ như những sự kiện đã có sẵn hết mọi thơng tin hình ảnh ở đấy thì chỉ cần tường thuật lại thơi là độc giả có thể hiểu ngay.

Câu 14: Anh có nghĩ rằng tin tức truyền qua Facebook live sẽ đảm bảo độ chính xác và tin cậy so với nguồn tin khác trên mạng xã hội không?

Chắc chắn. Nó đảm bảo nội dung thơng tin, tín hiệu hình ảnh rõ ràng nhất thay vì xem những livestream từ người quay nghiệp dư.

Câu 15: Theo anh ứng dụng livestream có tương tác tốt hơn so với sản xuất tin, bài trên BMĐT không?

Mạnh hơn nhiều. Livestream thì có những bài về bóng đá có thể đạt đến hàng trăm nghìn lượt xem trong khoảng thời gian ngắn. Làm video hậu kỳ cũng đem lại lượt view nhưng mất thời gian đăng hơn.

Câu 16: Anh có nghĩ rằng phát trực tiếp Facebook live có cải thiện uy tín cho tờ báo?

Fanpage sẽ có lượt like, view tốt hơn, khiến độc giả coi đó là một tờ báo nhỏ của một tờ báo lớn để theo dõi, tương tác.

Câu 17: Anh có viết bài dựa trên nội dung phát trực tiếp khơng? Nếu có thì đó là thể loại gì?

Khơng thì cũng khơng đúng. Nhiều video hậu kỳ vẫn phải dựa trên nội dung livestream. Chủ yếu tôi chỉ sử dụng cho video.

Câu 18: Nếu được chọn, anh có sử dụng livestream cho tồn bộ tin tức thời sự nóng hổi khơng? Tại sao? Tại sao khơng?

Tồn bộ thì sẽ hơi nhiều. Nên có mức độ. Vì nếu livestream tất cả các sự kiện thì tạo ra sự nhàm chán. Vì sự kiện ấy có thực sự thu hút hay khơng, có tầm ảnh hưởng đến bao nhiêu người, và họ có thực sự quan tâm không.

Câu 19: Ứng dụng livestream Facebook tác động như thế nào tới hoạt động tác nghiệp của phóng viên?

Về tích cực, chưa có hình thức nào giúp hoạt động tác nghiệp nhanh, trực tiếp như vậy. Livestream vượt qua cả gõ text, gửi thẳng về tịa soạn, chưa có hình thức nào nhanh hơn. Nó địi hỏi nhiều áp lực, bắt buộc mình phải phát triển kỹ năng hơn. Người phóng viên phải có kiến thức tổng hợp, kiểm sốt tình hình khi phát trực tiếp.

Livestream làm thay đổi khá lớn, phóng viên ln ln trong tinh thần sẵn sàng phát trực tiếp bất cứ lúc nào.

Về tiêu cực, không thể kiểm sốt livestream, làm nó gián đoạn, phóng viên khơng kiểm sốt được.

Câu 20: Theo anh, phóng viên khi livestream cần đảm bảo quy tắc nào? Tại sao?

Có những quy tắc nhất định của tịa soạn. Thơng tin đưa ra phải có thời gian, địa điểm, vị trí có mặt, nhắc lại bao nhiêu phút một lần. Thông tin phải

Câu 21: Anh có nghĩ VnExpress nên thành lập một bộ phận livestream riêng khơng? Tại sao?

Tơi nghĩ rằng có được thì tốt, vì sẽ chuyên nghiệp hơn, xây dựng được đội ngũ thành thạo hơn là ghép lại với nhau. Ngược lại thì tất cả mọi người đều có thể live được, sẽ tăng độ phủ sóng, tần suất của livestream hơn.

Câu 22: Là người trực tiếp sử dụng, anh nghĩ có cách nào để ứng dụng hiệu quả tính năng này cho báo mạng điện tử? Bản thân anh có đề xuất nào để ứng dụng hiệu quả cho hoạt động tác nghiệp của mình hơn?

Về mặt con người, tơi nghĩ nên có 2 người, để bọc lót cho nhau, thơng tin một cách đầy đủ hơn. Về trang thiết bị cần đầu tư chuyên nghiệp, đảm bảo thông suốt. Thiết bị rất quan trọng, chiếm tới 60% chất lượng livestream. Hiện tại một số đài truyền hình đang sử dụng Liveview, một thiết bị truyền dẫn không dây tương đối hiện đại, chỉ chuyền bằng sim điện thoại thôi nhưng có thể gửi về tín hiệu HD chắc chắn hơn nhiều. Về sự kết nối giữa phóng viên và biên tập viên cần thông suốt, để nhịp nhàng, đảm bảo liên lạc, thông tin kịp thời thông tin phát trực tiếp. Có thể thơng qua điện thoại, Facebook, Zalo,… hoặc bằng bất cứ cách nào để kết nối với nhau.

Câu 23: Anh có giải pháp nào cụ thể khơng? Đầu tư trang thiết bị, các khóa đào tạo,…

Nên có những khóa đào tạo, nghiệp vụ thường xuyên. Hiện nay VnExpress đang có chuyển giao về trang thiết bị, định hướng cách thức làm, training về mặt nghiệp vụ, cập nhật thông tin đến độc giả như thế nào. Hoặc trực tiếp ngay khi livestream xong, chỉ ra sai sót và rút kinh nghiệm ngay lập tức.

Xin cảm ơn phóng viên Chung Văn Lộc về cuộc phỏng vấn này. Những thông tin anh cung cấp thực sự rất thú vị và bổ ích!

PHỤ LỤC 3

MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU Thông tin cá nhân người trả ời phỏng vấn: Thông tin cá nhân người trả ời phỏng vấn:

Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Ngơ Thế Quỳnh Chức vụ: Phóng viên Ban Video

Cơ quan: Báo điện tử VnExpress Thời gian phỏng vấn: 26/4/2019

Địa điểm: Trụ sở VnExpress tại Hà Nội, tầng 5, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Tần suất livestream thực hiện hiện nay?

Hiện tại đang phụ thuộc vào sự kiện, thời điểm. Bởi không phải sự kiện nào làm live cũng phù hợp. Phải là những sự kiện người ta thích xem như khơng khí trước trận đấu, sau trận đấu hoặc cháy, nổ.

Câu 2: Ai sẽ là người quyết định sự kiện nào nên phát trực tiếp?

Phóng viên sẽ là người trực tiếp đề xuất, và lãnh đạo ban lựa chọn, thông qua. Tuy nhiên nó chỉ mang tính tương đối. Vì có những sự kiện chuẩn bị 2-3 ngày nhưng đến lại không đủ tư liệu để livestream, trong khi có đủ tư liệu thì có thể live ngay. Phụ thuộc vào tình hình thực tế.

Câu 3: Mục đích của ứng dụng livestream Facebook trên fanpage BMĐT?

Để truyền tải thông điệp đến khán giả ngay lập tức, thể hiện độ nóng của sự kiện. Để truyền tải những khía cạnh thực, hấp dẫn tới độc giả mà họ không thể tìm thấy ở một thể loại báo chí nào khác.

Câu 4: Các hình thức livestream phổ biến VnExpress đang ứng dụng là gì? Anh thường thực hiện hình thức nào nhiều nhất?

Như bạn thấy, VnExpress có thực hiện livestream bằng bàn trộn, có bộ phát wi-fi những sự kiện, tọa đàm. Và livestream bằng điện thoại, tại hiện trường. Nhưng cái livestream bàn trộn thực hiện khá ít, vì chi phí lớn, phức tạp. Hiện nay VnExpress chủ yếu sử dụng điện thoại livestream là chính. Hệ điều hành Ios là cho chất lượng ổn định và hỗ trợ gắn mic dây.

Câu 5: Quá trình thực hiện livestream diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào cần chuẩn bị trước khi livestream?

Phải xác định sự kiện sẽ live là gì, có thể live hay khơng. Phải là sự kiện đủ hấp dẫn, thu hút người xem từ 15 phút. Và mình phải cân nhắc truyền hình có gì rồi. Truyền hình rõ ràng chun nghiệp hơn, hình ảnh đẹp hơn. Ví dụ như một trận bóng đá, nếu VnExpress cũng quay lại diễn biến thì khơng thể bằng truyền hình được. Vì vậy cái phải nhắm đến là khơng khí trước trận, sau trận bóng đó. Những khía cạnh chân thực như vậy mới là thứ hấp dẫn khán giả. Phải chuẩn bị chất lượng. Hiện tại chỉ có 4G, và hoạt động rất yếu tại chỗ đông người. Nên trước khi live phải lựa chọn địa điểm, bối cảnh hợp lý để sóng tốt, test trước tín hiệu mạng ổn định thì mới livestream. Quan trọng nhất là phải biết làm livestream như thế nào, tức là chuẩn bị kỹ thuật máy. Phóng viên phải thành thạo livestream trên điện thoại. Như livestream trên báo chí phải sử dụng khn hình ngang, khác với người dùng Facebook.

Câu 6: Anh thường tác nghiệp độc lập đúng không? Điều này mang đến khó khăn gì?

Với tơi là 50% tác nghiệp độc lập, 50% đi theo nhóm. Khó khăn là thiếu đa dạng góc quay. Tác nghiệp một mình sẽ khơng thể bao quát được bằng hai người. Với hai người thì sẽ có sự chun mơn hóa, tập trung vào công việc quay – dẫn hơn. Mặt khác tác nghiệp độc lập, còn ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, nội dung phỏng vấn trên livestream. Và sự kết nối giữa phóng viên và leader (lãnh đạo) khá khó kiểm sốt, vì máy dùng để livestream

rồi. Trong nhiều trường hợp trưởng ban phải liên lạc qua mục bình luận trên livestream, độc giả nhìn thấy sẽ đánh giá sự thiếu chun nghiệp. Đó là những bài tốn khó chưa giải quyết được.

Câu 7: Ứng dụng livestream đem lại hiệu quả gì?

Livestream truyền dẫn trực tiếp trên fanpage Facebook, tạo ra sự cơ động, bất cứ lúc nào cũng có thể livestream được. Nó tiết kiệm chi phí và nhân lực cho tịa soạn. Hiệu quả mang lại rất lớn, tạo ra lượng tin, bài nhanh hơn, đa dạng chất lượng sản phẩm hơn, cạnh tranh mạnh hơn so với báo khác. Độc giả tiếp cận thông tin nhanh, ngay lập tức. Họ sẽ được trải nghiệm những thứ độc đáo, thông tin lạ, hấp dẫn khơng có trên truyền hình. Số liệu cũng cho thấy lượng view, và bình luận tại thời điểm livestream cao hơn rất nhiều so với tin, bài.

Câu 8: Vậy có khó khăn gì khi ứng dụng livestream khơng?

Về khó khăn, thứ nhất là chất lượng tín hiệu thiếu ổn định. Khi live thì hình ảnh nó khá mờ, sau khi kết thúc mới nét. Thứ hai là sự thay đổi bối cảnh liên tục. Có những cái hấp dẫn định live nhưng khi tôi chuẩn bị máy quay xong thì khơng cịn cảnh đó nữa. Ví dụ như một trận bóng, tơi thấy cổ động viên ăn mừng rất cuồng nhiệt, tôi đã chuẩn bị tinh thần truyền tải khơng khí

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)