trường mạng xã hội cho đội ngũ phóng viên, nhà báo
Trước bối cảnh hội tụ truyền thông rầm rộ, nhà báo không chỉ thành thạo một kỹ năng mà bắt buộc phải trở nên đa phương tiện. Livestream là một tính năng dễ thao tác song để làm được một sản phẩm livestream tốt đòi hỏi sự cơng phu và cẩn trọng. Nó u cầu phóng viên phải biết làm chủ kỹ thuật, nắm bắt cơng nghệ, có kỹ năng thích ứng trong mơi trường truyền thơng mới. Việc đầu tiên, phóng viên phải nhận diện, phân tích, sàng lọc sự kiện có nên livestream không? Nếu không nhạy bén, lựa chọn những vấn đề nhạy cảm thì sẽ phản tác dụng, gây tác dụng ngược. Cịn những vấn đề nóng, có giá trị nên cơ động thực hiện ngay, để cung cấp thông tin nhanh nhất cho độc giả như: thiên tai, cháy nổ, các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật...
Phóng viên cũng nên chọn thời điểm livestream vì khi livestream phải liên tục, không thể gián đoạn giữa chừng, nhưng cũng không thể phát trực tiếp hàng giờ đồng hồ vì cơng chúng khơng thể theo dõi q lâu. Vì vậy nên lựa chọn thời điểm livestream hợp lý để thu hút độc giả hơn. Đặc biệt, khâu
chuẩn bị phần dẫn nhập, giới thiệu cũng là một kỹ năng cần có ở phóng viên livestream. Sự hấp dẫn của livestream đầu tiên là hình ảnh, tiếp theo là âm thanh, lời chào dẫn. Phóng viên cũng phải thay đổi khn hình liên tục để mang lại nhiều cái nhìn, góc cạnh về thơng tin cho độc giả, nhắc lại thơng tin chính, tăng giao lưu, trị chuyện để giữ luồng phát sóng ln hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Đồng thời phóng viên tăng cường sự nhạy bén, khả năng kiểm sốt tình hình, tránh địa điểm q ồn ào dễ lẫn tạp âm vào livestream.
Bên cạnh đó, cơ quan báo chí cần chú trọng đầu tư xây dựng khóa đào tạo ngắn hạn, hoặc liên kết đào tạo với các hãng thông tấn quốc tế về cách làm báo trên mạng xã hội. Nhiều tịa soạn nước ngồi như BBC, NYT, Buzzfeed,… mở khóa huấn luyện thường xuyên về cách sử dụng livestream Facebook. Tập đoàn Facebook kết hợp với Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp (SPJ) mở khóa đào tạo làm báo online để cung cấp bản hướng dẫn sử dụng “sống” cho hàng trăm tổ chức, CQBC thế giới. Trên trang đào tạo báo chí nổi tiếng Poynter.org có hẳn một chuyên mục là “social journalism”. Đào tạo hợp tác quốc tế là một trong những hướng đi bền và hiệu quả nhất để các tịa soạn trong nước có cơ hội học hỏi, ứng dụng nhanh nhất. Đây giống như một cách “chuyển giao cơng nghệ”, ứng dụng cơng nghệ báo chí để đi tắt đón đầu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Các tòa soạn nên lựa chọn những phóng viên hoặc nhà báo có triển vọng phát triển, đủ điều kiện về trình độ học vấn đưa đi đào tạo ở nước ngoài để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực “social journalism” (báo chí xã hội).
Mặt khác, khi đã có những nền tảng vững chắc về báo chí mạng xã hội, thì tại sao khơng thể có một ngành đào tạo riêng? Nhà báo tham gia mạng xã hội đã trở nên quá phổ biến tại Việt Nam. Ít nhất mỗi người đều có tài khoản trên Facebook. Nhưng đại đa số chưa hiểu rõ cách tận dụng công cụ mạng xã hội vào làm báo hiệu quả. Các trung tâm đào tạo báo chí cần đầu tư hơn cho giáo dục, đổi mới hình thức, nội dung giảng dạy để phù hợp với xu hướng.
Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nhân lực làm báo đa phương tiện, tạo ra đội ngũ phóng viên đa năng hơn thay vì chỉ xoay quanh phạm vi 4 ngành: báo in, báo phát thanh, truyền hình, và báo mạng điện tử. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, những người tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, thương hiệu tờ báo. Tuy nhiên thay đổi không phải một sớm một chiều, vì vậy bắt đầu từ cái nhỏ vẫn là hướng đi thực tế nhất, như những khóa học ngắn hạn, hình thức giảng dạy trực tuyến,… để đáp ứng nhu cầu thiết thực.