Tăng cường ứng dụng livestream Facebook trong việc tạo nguồn thu cho báo chí

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 98 - 103)

nguồn thu cho báo chí

Trong chương 2, kết quả khảo sát cho thấy một số tờ báo đã ứng dụng hiệu quả livestream Facebook vào mục đích kinh tế, tạo ra nguồn thu tương đối cho tòa soạn. Trên thế giới, kinh tế báo chí được xem là một ngành kinh tế, thậm chí là một ngành kinh tế mũi nhọn, siêu lợi nhuận. Ở nước ta, báo chí đang trong lộ trình triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025, việc tự chủ trong báo chí khơng cịn là xu hướng, mà đã trở thành kế hoạch cụ thể đặt ra khá nhiều thách thức cho mỗi tòa soạn. Trước mắt, nhận thức đúng tiềm năng của ứng dụng livestream Facebook giúp VnExpress có hướng phát triển phù hợp, tạo dựng danh tiếng, thương hiệu, tiến tới xây dựng một kênh giao tiếp có hiệu quả. Hiệu quả ở đây là triển khai livestream có nội dung chất lượng cao, độc đáo, có giá trị thơng tin, trong quá trình đó thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo với các doanh nghiệp, nhãn hàng. Mua quảng cáo tức là người mua đã mất chi phí để xuất hiện trên livestream mỗi tờ báo. Do đó nội dung mang đến bắt buộc phải đem lại quyền lợi cho người mua, làm lan truyền thương hiệu của họ. Ứng dụng hiệu quả livestream Facebook tạo nguồn thu cho báo chí cần tới những giải pháp đầu tư cả về chất và lượng. Cụ thể, đầu tư về nội dung và hình thức thực hiện, livestream phải đảm bảo nội dung chuyên sâu, có giá trị với độc giả,

đồng thời truyền tải thông điệp của đối tác, thu hút lượng khách hàng cao nhất. Tiếp theo, đầu tư về điều kiện kỹ thuật đảm bảo livestream diễn ra nhanh, ổn định, có khả năng sản xuất nhiều dạng livestream khác nhau.

Song Facebook khơng miễn phí cho ai thứ gì. Để tiếp cận lượng cơng chúng lớn, đòi hỏi chi phí ngày càng lớn để mua quyền sử dụng công cụ livestream. Điều này địi hỏi các tờ báo phải có nghiên cứu, chiến lược phát triển dài hạn khi ứng dụng livestream của Facebook như chi phí đầu tư, mục đích sử dụng, hiệu quả và lợi nhuận dự kiến thu được.... Ngồi ra cũng nên có những phương án hỗ trợ phía sau như tự xây dựng hệ thống livestream riêng cho tờ báo để không bị phụ thuộc vào mạng xã hội này. Nhà báo Chu Nhật Quang, phụ trách mảng Facebook live tại báo VnExpress chia sẻ: “Hiện chúng tơi có một hệ thống livestream riêng. Vì VnExpress khơng muốn bị phụ thuộc vào đơn vị thứ ba. Ví dụ khi mượn nền tảng Facebook hay livestream để làm, nếu một ngày họ khơng cung cấp nữa, thì giống như chúng tơi bị “khóa tay”. Do đó cần có một hệ thống riêng cho mình. VnExpress cũng có một đội ngũ kỹ thuật riêng chịu trách nhiệm làm việc nghiên cứu và phát triển.”

Tiểu kết chư ng 3

Trong phạm vi chương 3, khóa luận đã đưa ra những thành cơng, hạn chế của ba tờ báo khảo sát trong ứng dụng livestream của Facebook trên fanpage BMĐT hiện nay. Cụ thể, mỗi tờ báo đều đưa livestream Facebook vào ứng dụng cho hoạt động báo chí, được đánh giá bước đầu có thành cơng nhất định. Các livestream đã phản ánh được những sự kiện thời sự nóng hổi, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác đem đến cách tiếp cận thông tin mới mẻ, độc đáo cho cơng chúng. Tuy nhiên ứng dụng livestream của Facebook cịn bộc lộ nhiều hạn chế chủ yếu là ở chất lượng phát sóng và kỹ năng đa phương tiện của phóng viên/nhà báo. Nhận thức về hoạt động ứng dụng livestream trên Facebook chưa được nhiều tòa soạn cụ thể là VnExpress

đặt mục tiêu, đường hướng phát triển cụ thể. Nhân lực làm truyền thông xã hội chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, khiến cho tờ báo rơi vào tình trạng “thừa lượng thiếu chất”.

Đồng thời khóa luận tập trung đề xuất các kiến nghị về nhận thức và kỹ năng ứng dụng livestream Facebook để các tờ báo không ngừng cải tiến về mặt chất và lượng. Đây là những kiến nghị thiết thực và hữu ích dựa trên sự khảo sát thực tiễn của tác giả ở chương 2. Cụ thể như sau:

Nâng cao nhận thức, năng lực quản lý cho lãnh đạo cơ quan BMĐT. Muốn vậy các cơ quan báo chí phải hiểu rõ về vai trị, tính ứng dụng của livestream Facebook trong hoạt động báo chí để phát huy những ưu điểm của nó, đem lại hiệu quả cao nhất.

Nâng cao chất lượng về mặt nội dung cũng như hình thức ứng dụng livestream của Facebook trên fanpage báo mạng điện tử. Các tờ báo phải có sự chọn lọc kỹ càng vấn đề, sự kiện, sáng tạo các hình thức sống động, hấp dẫn cơng chúng.

Muốn vậy, địi hỏi các cơ quan báo chí thực sự quan tâm, đầu tư xây dựng đội ngũ nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp, có kỹ năng đa phương tiện, biết sử dụng thiết bị công nghệ. Đồng thời tăng cường các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ thuật để sáng tạo những sản phẩm livestream hấp dẫn, sáng tạo, đem đến cách tiếp nhận mới cho công chúng so với tin tức BMĐT thông thường.

Để tăng cường hiệu quả ứng dụng livestream Facebook trên fanpage báo mạng điện tử, đầu tư nội dung và trang thiết bị kỹ thuật cũng là điều đáng chú ý để tạo ra nguồn thu cho báo chí. Cần phải chú trọng tới việc đảm bảo lợi ích từ cả hai phía là doanh nghiệp và độc giả. Từ đó giúp cơ quan báo chí tiến tới tự chủ về tài chính.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, báo chí bắt tay với mạng xã hội là xu hướng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi sự bùng nổ của truyền thông xã hội cùng với tiến bộ công nghệ – kỹ thuật vượt bậc, báo chí đặc biệt là báo mạng điện tử phải luôn tự cập nhật, chuyển mình để bắt kịp thời đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của độc giả. Livestream của Facebook là một công nghệ mới mẻ. Chỉ mới ra mắt vài năm, livestream của Facebook thực sự đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí.

Thơng qua khóa luận một số vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng livestream của Facebook trên fanpage báo mạng điện tử đã được làm rõ, rằng đây là một thể loại báo chí tương tác trực tiếp, một cơng cụ hỗ trợ phát sóng tin tức, hình ảnh, âm thanh ngay tại thời điểm thực, tiếp cận rộng rãi, mang lại doanh thu cho tờ báo. Khóa luận cho thấy những đặc điểm, tiêu chí ứng dụng, và những vai trò thiết thực đối với hoạt động truyền tải thơng tin báo mạng điện tử. Ngồi ra khóa luận cũng phân loại thành 4 hình thức ứng dụng là đưa tin trực tiếp, tường thuật sự kiện trực tiếp, trò chuyện trực tiếp và trò chơi trực tiếp tạo khung cơ sở khảo sát cho chương 2.

Từ khảo sát thực tiễn hoạt động ứng dụng livestream của Facebook trên fanpage báo mạng điện tử BBC News, The New York Times, VnExpress (thời gian từ tháng 3/2018 – 3/2019) cho thấy, hiện nay, thay vì cạnh tranh, ba tờ báo đã tận dụng triệt để tính năng livestream Facebook cung cấp, biến mối quan hệ hai bên thành “hợp tác cùng có lợi”. Livestream trở thành một cơng cụ hiệu quả trong việc cải thiện lượng độc giả, góp phần đa dạng hóa nền tảng sản xuất, đáp ứng địi hỏi của xu thế truyền thơng mới, đồng thời có thể kiếm tiền cho tờ báo nhờ vào doanh thu quảng cáo.

Không thể phủ nhận rằng livestream của Facebook có tác động đến báo mạng điện tử, làm thay đổi về cách sản xuất, tương tác và chia sẻ thông tin. Livestream của Facebook tạo ra bước ngoặt lớn xóa bỏ việc tiếp nhận

qua lại, mở rộng mạng lưới công chúng rộng rãi, và góp phần phát triển thương hiệu, uy tín cho các tờ báo. Mặt khác, ứng dụng livestream của Facebook còn tồn tại một số hạn chế như tận dụng chưa hiệu quả do chưa có nhận thức đầu tư, chất lượng hình ảnh kém, phụ thuộc vào đường truyền, kỹ năng đa phương tiện của phóng viên chưa cao. Song với những ưu điểm chính, livestream của Facebook trên fanpage báo mạng điện tử được đánh giá là cần thiết, cần ứng dụng trên nhiều tờ báo hơn, cụ thể ở Việt Nam. Để ứng dụng hiệu quả, phổ biến hơn tính năng livestream của Facebook trong hoạt động báo chí khóa luận đưa ra một số khuyến nghị bao gồm: 1- Nâng cao nhận thức về truyền thông xã hội cho lãnh đạo cơ quan báo mạng điện tử; 2- Đa dạng hóa chất lượng nội dung và hình thức phát trực tiếp; 3- Tăng cường cải tiến thiết bị livestream theo hướng hiện đại, nhỏ gọn, tối ưu hóa chất lượng truyền dẫn bằng cách liên kết với các nhà cung cấp mạng; 4- Nâng cao chất lượng đội ngũ làm báo đa phương tiện, chú trọng đào tạo nghiệp vụ; 5- Tăng cường ứng dụng hiệu quả livestream Facebook tạo nguồn thu cho báo chí.

Thị trường livestream trên thế giới đang cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Một nghiên cứu của Cisco chỉ ra video và livestream sẽ chiếm lưu lượng khổng lồ, tới 80% tổng dung lượng Internet chỉ sau 3 năm tới, thậm chí tốc độ tăng trưởng của video còn lên tới 33% cho video và 72,7% cho livestream [14]. Tóm lại trong tương lai báo chí gắn kết, trở thành đối tác quan trọng với mạng xã hội đòi hỏi các tờ báo mạng điện tử phải nhạy bén, nghiên cứu sâu hơn để tận dụng hiệu quả tính năng livestream Facebook. Việc nghiên cứu ứng dụng livestream trên báo mạng điện tử cần được phát triển theo hướng đo hiệu quả tương tác, cách thức gắn kết với độc giả qua các sự kiện, vấn đề và thử nghiệm hình thức livestream độc đáo hơn. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu theo hướng phát triển livestream Facebook trở thành công cụ hiệu quả tạo ra doanh thu cho báo mạng điện tử, biến tin tức xuất bản trên nền tảng này có giá trị lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Ứng dụng livestream của facebook trên fanpage báo mạng điện tử hiện nay (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)