L ỜI MỞ ĐẦU
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty:
2.1.2.1 Chức năng:
- Thi công xây dựng công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, điện nước và san lấp mặt bằng.
- Trang trí nội thất, ngoại thất công trình xây dựng. - Sản xuất gạch các loại, đá Granite.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
2.1.2.2 Nhiệm vụ:
Chấp hành tốt các chính sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế với Nhà nước. Thực hiện quản lý lao động tại công ty, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên của công ty.
2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty: 2.1.3.1 Tổ chức quản lý: 2.1.3.1 Tổ chức quản lý:
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
Giám đốc:
Là người lãnh đạo cao nhất, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
Thay mặt công ty thực hiện mọi quan hệ hợp tác đấu thầu với các tổ chức cơ quan có nhu cầu xây lắp, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước, xây dựng các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn.
Giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật Đội sản xuất
Phòng hành chính nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách nhà nước quy định.Tham mưu cho giám đốc quản lý về công tác bảo vệ an ninh trật tự, quản lý hành chính, mua sắm thiết bị phục vụ công tác hành chính, bảo hộ lao động. Lập kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nội quy, quy chế triển khai và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện…
Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá, tiền vốn và các kinh phí của công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán định kỳ theo quy định. Xây dựng định mức kinh tế, kiểm tra việc thực hiện các dự toán, sử dụng nguồn vốn, vật tư. Thực hiện quản lý các nghiệp vụ ghi chép, hạch toán đúng theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán tiền lương.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc về chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, ký các hợp đồng kinh tế. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt…
Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật. Thiết kế các bản vẽ. Tổ chức thi công và giám sát việc thi công, nghiệm thu công trình. Chỉ đạo cho sản xuất và thi công.
Đội sản xuất:
Tham mưu cho giám đốc và các phòng ban công ty về việc tổ chức thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý như định mức tiêu hao vật liệu, nguyên vật liệu, nhiên liệu…Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất do công ty giao.
2.1.3.2 Tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 2.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất Chức năng nhiệm vụ:
Đội xây lắp: là người trực tiếp xây dựng công trình làm ra sản phẩm. Đội có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hoàn thành công trình với tiến độ nhanh nhất nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn lao động.
Nhà máy sản xuất gạch: có nhiệm vụ sản xuất gạch các loại.
Phân xưởng sản xuất đá Granite: Thực hiện sản xuất đá Granite các loại. Mỗi bộ phận có nơi làm việc riêng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất và thi công theo sự phân công lao động, phối hợp nhịp nhàng cùng nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra dưới chỉ đạo của Giám đốc.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty không ngừng được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, ngày càng tạo uy tín cho khách hàng để từ đó mở rộng quy mô sản xuất, tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn hơn.
Công ty TNHH Xây Dựng Thành Sơn
Đội xây lắp Nhà máy sản xuất gạch Phân xưởng sản xuất đá Granite
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua:
2.1.4.1 Các nhân tố bên trong:
+ Nguồn nhân lực : đa số cán bộ công nhân viên còn trẻ, năng động và có năng lực, có trình độ chuyên môn cao. Nhờ vậy họ có thể quản lý và vận hành công ty hiệu quả.
+ Kỹ thuật công nghệ: công việc xây lắp cần rất nhiều đến máy, móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo kỹ thuật. Vì thế hiện nay công ty đã đầu tư thêm các máy trộn bê tông, máy ủi, máy xúc… Điều này đã giúp rút ngắn thời gian thi công mỗi công trình cũng như tiết kiệm được các chi phí.
Tại văn phòng công ty cũng đầu tư hệ thống máy vi tính, máy photocopy, máy in … phục vụ cho công tác quản lý được hiệu quả hơn. Ngoài ra công ty còn mua phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác, từ đó có những thông tin nhanh chóng phuc vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
+ Chế độ của công ty: Công ty có các chế độ đãi ngộ và khen thưởng thích đáng đã phát huy các thành tích thi đua lao động sáng tạo trong công nhân viên lao động, nâng cao năng suất lao động.
+ Vốn: Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty xây dựng. Do đó vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc sản xuất kinh doanh của công ty. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh còn hạn hẹp cho nên những năm qua hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn.
2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài:
+ Điều kiện tự nhiên: Việc thi công xây lắp thường được tiến hành ngoài trời. Nên điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công. Khi gặp điều kiện tự nhiên không thuận lợi kéo dài sẽ làm phát sinh các khoản chi phí ngừng sản xuất như chi phí nhân công, chi phí bảo dưỡng máy thi công và các chi phí khác, các thiệt hại do phải phá đi làm lại do đình trễ công việc.
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Công ty nằm trên địa bàn tỉnh đang trên đà phát triển mạnh nên nhu cầu về xây dựng rất cao tạo điều kiện cho công ty phát triển.
+ Đối thủ cạnh tranh: Xây dựng là một ngành quan trọng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện nay có rất nhiều công ty, xí nghiệp xây dựng được thành lập nên công ty phải luôn cạnh tranh để trúng thầu và thực hiện việc sản xuất liên tục. Sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài tỉnh đã gây khó khăn và tạo cho công ty sức ép lớn, trong khi đó công ty còn hạn chế về vốn, máy móc thiết bị, về khách hàng nên công ty dễ lâm vào tình trạng bị động trong việc sản xuất kinh doanh.
+ Khách hàng: Đây là yếu tố quyết định sự thành công của công ty. Đối với công ty là một đơn vị xây lắp, khách hàng là những ban quản lý, chủ đầu tư công trình. Công ty phải có công tác tiếp thị, có quan hệ tốt với các chủ đầu tư, ban quản lý nhằm giữ vững mối quan hệ cũ và mở rộng thêm khách hàng mới. Từ đó có thể thực hiện các dự án lớn hơn mở rộng thị trường.
+ Vốn: Ngoài nguồn vốn hiện có của công ty, công ty còn vay thêm từ bên ngoài như vay ngân hàng. Do tình hình tài chính của công ty còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
2.1.5 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
35
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2007, 2008, 2009)
Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2007,2008,2009)
2008/2007 2009/2008
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu và thu nhập Đồng 15.756.284.685 16.384.281.429 19.318.665.320 627.996.744 3,99% 2.934.383.891 17,91% Lợi nhuận trước thuế Đồng 495.862.738 564.290.395 734.558.239 68.427.657 13,80% 170.267.844 30,17% Lợi nhuận sau thuế Đồng 426.441.955 485.289.740 642.738.459 58.847.785 13,80% 157.448.719 32,44% Tổng tài sản Đồng 15.253.585.428 18.644.498.838 19.634.483.286 3.390.913.410 22,23% 989.984.448 5,31% Tổng vốn chủ sở hữu Đồng 4.524.568.525 5.288.725.719 6.460.019.152 764.157.194 16,89% 1.171.293.433 22,15% Tổng nộp ngân sách Đồng 785.629.752 824.685.452 910.252.485 39.055.700 4,97% 85.567.033 10,38% Tổng quỹ lương Đồng 83.162.131 98.476.779 111.981.093 15.314.649 18,42% 13.504.314 13,71% Tổng số lao động Người 23 25 26 2 8,70% 1 4,00% Thu nhập bình quân Đồng 3.615.745 3.939.071 4.306.965 323.326 8,94% 367.894 9,34%
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 2,71% 2,96% 3,33% 0,26% 9,44% 0,37% 12,33%
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 9,43% 9,18% 9,95% -0,25% -2,64% 0,77% 8,43%
Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản % 2,80% 2,60% 3,27% -0,19% -6,90% 0,67% 25,77%
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 ta thấy:
+ Doanh thu và thu nhập năm 2007 là 15.756.284.685 đồng, năm 2008 là 16.384.281.429, năm 2009 là 19.318.665.320. Qua 3 năm ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu và thu nhập đều tăng. Cụ thể năm 2008 tăng 627.996.744 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 3,99%, năm 2009 tăng 2.934.383.891 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 17,91%. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu và thu nhập là do số lượng các công trình hoàn thành của công ty tăng, cũng như lượng tiêu thụ thành phẩm tăng. Điều này cho thấy hoạt động của công ty tiến triển tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào lợi nhuận mang lại từ hoạt động đó.
+ Lợi nhuận trước thuế: Do doanh thu tăng nên kéo theo lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 564.290.395 đồng tăng 68.427.657 đồng so với năm 2007 tương ứng với tăng 13,80%. Chứng tỏ năm 2008 công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 2007. Đến năm 2009 thu nhập trước thuế là 734.558.239 đồng tăng thêm 170.267.844 đồng tương ứng 30,17%.
+ Lợi nhuân sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm cụ thể là năm 2008 tăng 58.847.785 đồng tương ứng 13,8% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 157.448.719 đồng tương ứng với 32,44% so với năm 2008.
+ Tổng tài sản: tổng tài sản năm 2008 là 18.644.498.838 đồng tăng 3.390.913.410 đồng tương ứng 22,23% so với năm 2007, năm 2009 là 19.634.483.286 đồng tăng 989.984.448 đồng tương ứng tăng 5,31%. Do năm 2008, 2009 công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nên đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất làm tổng tài sản tăng lên.
+ Tổng vốn chủ sở hữu: tổng vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 764.157.194 đồng tương ứng tăng 16,89% so với năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 1.171.293.433 đồng tương ứng tăng 22,15% so với năm 2008. Do lợi nhuận sau thuế tăng lên, nên công ty đã trích lập các quỹ trên lợi nhuận sau thuế làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm.
+ Tổng nộp ngân sách nhà nước: Tổng nộp ngân sách nhà nước bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài, các phí lệ phí… Tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2008 là 824.685.452 đồng tăng 39.055.700 đồng tương ứng tăng 4,97%,
tổng nộp ngân sách nhà nước năm 2009 là 910.252.485 đồng tăng 85.567.033 đồng tương ứng tăng 10,38% so với năm 2008.
+ Tổng quỹ lương: quỹ lương của công ty được xây dựng dựa trên doanh thu. Do doanh thu qua các tăng nên kéo theo tổng quỹ lương cũng tăng theo. Cụ thể là tổng quỹ lương năm 2008 tăng 15.314.649 đồng tương ứng tăng 18,42% so với năm 2007, tổng quỹ lương năm 2009 tăng 13.504.314 đồng tương ứng tăng 13,71% so với năm 2008.
+ Tổng số lao động: Tồng số lao động của công ty tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 2 người tương ứng tăng 8,7% so với năm 2007, năm 2009 tăng 2009 tăng 1 người tương ứng tăng 4% so với năm 2008.
+ Thu nhập bình quân: thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm. Điều này góp phần làm cải thiên đời sống người lao động. Năm 2008 thu nhập bình quân người lao động tăng 323.326 đồng tương ứng tăng 8,94% so với năm 2007, năm 2009 tăng 367.894 đồng tương ứng tăng 9,34% so với năm 2008.
+ Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu và thu nhập: cho biết trong kỳ kinh doanh cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập thu được thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2007 là 2,71% cho biết cứ 100 đồng doanh thu công ty mang về thì thu được 2,71 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2008 là 2,96% tăng 0,26 so với năm 2007. Năm 2009 tăng 0,37 so với năm 2008. Nguyên nhân do cả lợi nhuận cũng như doanh thu và thu nhập của công ty đều tăng.
+ Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu năm 2007 là 9,43% điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất thì có khả năng thu được 9.43 đồng lợi nhuận sau thuế.Năm 2008 là 9,18% giảm 0,25% so với năm 2007. Năm 2009 là 9,95% tăng 0,77% so với năm 2008.
+ Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản năm 2008 giảm so với năm 2007 và đến năm 2009 thì tăng. Cụ thể năm 2007 là 2,80% cho biết cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 2,80 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2008 giảm còn 2,60% và năm 2009 tăng lên 3,27%. Điều này cho thấy hiệu quả hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong 3 năm qua chưa tốt.
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu, tổng tài sản của công ty qua các năm tăng dần. Lợi nhuận sau thuế của 2 năm 2009, 2008 cũng tăng so với năm 2007 nhưng vẫn còn ở mức thấp chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao.
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Xây Dựng Thành Sơn:
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006.
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Mô hình kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ chứng từ ban đầu đến các sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo và lưu trữ chứng từ đều được thực hiện ở phòng kế toán.
Sơ đồ 2.3:Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng tài chính kế toán
Chức năng nhiệm vụ từng nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện các nhiệm vụ của phòng. Tổ chức quản lý, điều hành nhân sự của phòng. Đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các nhân viên của phòng làm đúng theo chế độ, chính sách kế toán. Giám sát, kiểm tra, phân tích thông tin kế toán thu thập được. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành chế độ kế toán. Hàng tháng tiến hành thực hiện quyết toán và lập báo cáo tài chính. Tập hợp và quyết toán thuế hàng năm. Hàng tháng lập báo cáo thống kê cho các ban ngành.
Kế toán tổng hợp( Kiêm kế toán thanh toán): Theo dõi tất cả các loại chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và tính giá thành các loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Theo dõi doanh thu tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng. Theo dõi kiểm tra cac khoản tiền gửi, tiền vay của công ty .
Kế toán vật tư -TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn vật tư. Tính toán giá trị vật tư xuất kho làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Lập bảng kê