6. Cấu trúc của bài viết
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Internet được hình thành tại Việt Nam từ năm 1997 và vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ vũ bão, Việt Nam ln nằm trong nhóm có tỷ lệ tăng trưởng internet nhanh nhất hàng năm. Tuy nhiên tại Việt Nam chất lượng chưa đi kèm với số lượng. Hình 3.5 theo báo cáo của cơng ty OpenSignal — tháng7, 2016 về tốc độ Internet trên tồn thế giới thì tốc độ intrenet trung bình tại Việt Nam chỉ đạt 3,8 Mb/giây ( - so với trung bình thế giới 5,6 Mb/giây; cịn tốc độ intemet trên di động còn thấp hơn chỉ với 1,8 Mb/giây — so với trung bình thế giới 12,4 Mb/giây
Nhà nước và Bộ Truyền thông và Thông tin cần quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet (ISP) hơn nữa, hiện tại hầu hết các ISP chỉ tung
ra nhiều khuyến mãi để mở rộng mạng lưới khách hàng nhưng không màng đến đồng bộ cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên khiến cho chất lượng dịch vụ nhiều ISP xuống cấp nghiêm trọng. Mọi người cũng đang quá quen với những đợt “cá mập cắn đứt cáp, bảo trì cáp quang...” trong khi cước phi internet của các ISP lại tăng hàng năm.
Giữa hạ tầng internet và nội dung truyền tải trên internet luôn phải có sự hỗ trợ lẫn nhau, ngày nay người dùng càng ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động từ sản xuất đến phân phối, chiêu thị của mọi doanh nghiệp.
Hơn nữa chất lượng internet tại các vùng miền chưa đồng đều, giữa thành phố lớn — tỉnh thành nhỏ, giữa trung tâm – vùng sâu, vùng xa; vì vậy Nhà nước và Bộ TT&TT cần có kế hoạch cụ thể đầu tư chất lượng băng thông, mang cấp quang đến tận hộ gia đình, mang kĩ thuật số đến đại đa số người dân, giúp mọi người tiếp cận dễ dàng và cập nhật tin tức nhanh chóng.
Điều này cũng đặc biệt hữu ích cho hoạt động marketing của mọi doanh nghiệp, hiện tại hoạt động marketing online tại Việt Nam chỉ đang tiếp cận hiệu quả nhóm đối tượng trẻ, tập trung ở các thành phố lớn trong khi tiếp cận nhóm khách hàng tại thị trường tỉnh thì chưa chính xác và hiệu quả.