Biến đổi của độ ẩm tương đố

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 43 - 49)

1) Mức biến đổi của độ ẩm tương đối

a) Vùng khí hậu Tây Bắc

Độ lệch tiêu chuẩn phổ biến là 9 – 12 % trong tháng I; 10 – 13 % trong tháng IV; 7 – 9 % trong tháng VII; 8 – 10 % trong tháng X và 8 – 10 % cho độ ẩm tương đối trung bình năm. Biến suất tương ứng trong các tháng và năm là 15 – 20 %; 15 – 21 %; 11 – 12 %; 13 – 15 % và 11 – 16 %. Như vậy, mức độ biến đổi của độ ẩm tương đối cao trong mùa đông, mùa xuân và tương đối thấp trong mùa hè, mùa thu (Bảng 4.8)

b) Vùng khí hậu Đơng Bắc

Nói chung, độ lệch tiêu chuẩn cũng như biến suất độ ẩm tương đối ở ĐB thấp hơn chút ít so với TB cũng như các vùng khí hậu khác. Ở TB mức độ biến đổi của độ ẩm tương đối thấp hơn nhiều so với lượng mưa.

c) Vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ

Trên vùng khí hậu ĐBBB, mức độ biến đổi của độ ẩm tương đối trong từng mùa cũng như cả năm có phần thấp hơn TB, ĐB, nhất là trong mùa xuân. Trên thực tế ĐBBB có độ ẩm tương đối ổn định hơn các vùng khí hậu khác.

Bảng 4. 8: Trị số phổ biến của độ lệch chuẩn (S %) và biến suất (Sr %) của độ ẩm tương đối trên các vùng

Bảng 4. 8: Trị số phổ biến của độ lệch chuẩn (S %) và biến suất (Sr %) của độ ẩm tương đối trên các vùng (tiếp theo)

VùngS (%) I IV VII X Năm TB 9 - 12 10 – 13 7 – 9 8 – 10 8 – 10 ĐB 7 - 11 6 – 17 7 – 12 7 – 11 6 – 9 BTB 5 - 10 5 – 10 7 - 12 5 – 10 5 – 9 NTB 6 - 8 6 – 10 6 – 10 5 – 10 6 – 10 TN 11 – 15 8 – 15 7 - 10 9 – 10 7 – 11 NB 4 - 10 5 - 10 5 - 9 5 - 9 4 - 9 VùngSr (%) I IV VII X Năm TB 15 – 20 15 – 20 15 – 20 15 – 20 15 – 20 ĐB 10 – 16 10 – 16 10 – 16 10 – 16 10 – 16 ĐBBB 10 – 14 10 – 14 10 – 14 10 – 14 10 – 14 BTB 7 – 15 7 – 15 7 – 15 7 – 15 7 – 15 NTB 8 – 13 8 – 13 8 – 13 8 – 13 8 – 13 TN 21 – 30 21 – 30 21 – 30 21 – 30 21 – 30 NB 6 - 15 6 - 15 6 - 15 6 - 15 6 - 15

d) Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Độ lệch tiêu chuẩn phổ biến trong các thời kỳ và năm lần lượt là 5 – 10 %, 5 – 10 %; 7 – 12 %; 5 – 10 % và 7- 15 % so với biến suất tương ứng là 7 – 15 %; 8 – 16 %; 12 – 19 %; 7 – 12 %; 5 – 12 %. Khác với các vùng khí hậu ở ĐBBB biến suất của độ ẩm tương đối ở BTB trong mùa hè cao hơn các mùa khác.

e) Vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Phân bố trị số độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của độ ẩm tương đối ở NTB rất giống với BTB. Cũng như BTB, ở NTB biến suất của độ ẩm tương đối mùa hè cao hơn các mùa khác và cao hơn các vùng khí hậu khác.

g) Vùng khí hậu Tây Nguyên

Phân bố độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của độ ẩm tương đối ở TN tương tự các vùng khí hậu BB, tương đối cao trong mùa đông, mùa xuân và tương đối thấp trong mùa hè, mùa thu. Tuy vậy, trong từng mùa và chung cho cả năm, biến suất của độ ẩm tương đối ở TN cao hơn so với các vùng khí hậu nói trên.

h) Vùng khí hậu Nam Bộ

Độ lệch tiêu chuẩn của độ ẩm tương đối trong các tháng tiêu biểu cũng như cả năm chỉ ở mức 4 – 10 % hay 5 – 10 % song biến suất tương ứng lên đến 6 – 15 % trong tháng I; 2 – 16 % trong tháng IV; 6 – 12 % trong tháng VII, tháng X và cả năm. NB có mức độ biến đổi của độ ẩm tương đối chỉ cao hơn ĐBBB và thấp hơn các vùng khác.

Tính xu thế trong biến đổi của độ ẩm tương đối được thể hiện qua xu thế và tốc độ xu thế về tương quan so sánh giữa các thời kỳ trước và sau năm 1990.

* Tốc độ xu thế của độ ẩm tương đối

Khơng có yếu tố khí hậu nào có sự nhất qn về xu thế biến đổi trên phạm vi cả nước như độ ẩm tương đối. Hơn nữa, tốc độ xu thế của độ ẩm tương đối cũng đạt được những trị số đáng kể trong các mùa cũng như cả năm.

a) Mùa đông

Trong thời kỳ 1960 – 2009, tốc độ xu thế hàng năm của độ ẩm tương đối lên đến 0,5 – 0,6 % ở TB; 0,3 – 0,4 % ở ĐB, ĐBBB, BTB; 0,6 – 0,9 % ở NTB, NB và trên 1,2 %/năm ở TN. Nói chung xu thế tăng độ ẩm tương đối ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc và ở vùng núi cao hơn ở đồng bằng.

b) Mùa xuân

Tốc độ xu thế hàng năm của độ ẩm tương đối xấp xỉ 0,6 % ở TB; 0,3 % ở ĐB; 0,2 % ở ĐBBB; 0,4 % ở BTB; 0,7 % ở NTB.

Ở TN tốc độ lên gần 1,3% và khoảng 0,8 % ở NB. Nói chung trên các vùng khí hậu, tốc độ xu thế của độ ẩm tương đối trong mùa xuân ở mức xấp xỉ mùa đông, trừ vùng ĐBBB, thấp hơn mùa đông.

c) Mùa hè

Về mùa hè, tốc độ xu thế hàng năm của độ ẩm tương đối khoảng 0,3 – 0,5 % ở TB, ĐB, ĐBBB, BTB; khoảng 0,3 – 0,8 % ở NTB, TN, NB. Nhìn chung, tốc độ xu thế của độ ẩm tương đối mùa hè ở TB, ĐB, BTB, NTB cao hơn hoặc thấp hơn chút ít trong khi ở

TN, NB thấp hơn khá nhiều so với mùa đông, mùa xuân. d) Mùa thu

Tốc độ xu thế hàng năm của độ ẩm tương đối mùa thu ở mức 0,2 – 0,4 % ở TB, ĐB, ĐBBB, BTB và 0,6 – 0,9 %/ năm ở NTB, TN, NB. Nói chung, tốc độ xu thế của độ ẩm trong mùa thu xấp xỉ mùa hè và thấp hơn mùa đơng, mùa xn.

e) Năm

Tính chung cả năm, tốc độ xu thế của độ ẩm tương đối ở Miền Bắc thấp nhất ở ĐBBB (0,20 %/năm), thứ đến ĐB (0,34 %/ năm), BTB (0,40 %năm), TB (0,47 %/năm). Ngược lại, tốc độ xu thế tương đối cao ở Miền Nam, cao nhất ở TN (1,02 %/năm), thứ đến NB (0,70 %/năm) và NTB (0,16 %/năm).

* So sánh độ ẩm tương đối trung bình các thời kỳ

Trên lãnh thổ Việt Nam, độ ẩm tương đối trung bình của thời kỳ gần đây (1991 – 2007) cao hơn thời kỳ 1961 – 1990 một cách rõ rệt trong từng năm cũng như trong cả năm.

a) Mùa đông

Mức tăng phổ biến của độ ẩm tương đối thời kỳ gần đây so với thời kỳ 1961 – 1990 là 10 – 15 % ở TB; 5 – 10 % ở ĐB; 5 – 7 % ở ĐBBB; 6 – 12 % ở BTN; 9 – 12 % ở NTB; 15 – 20 % ở TN và 10 – 12 % ở NB. Nói chung, mức tăng độ ẩm tương đối thấp ở các vùng khí hậu phía Bắc, thấp nhất ở ĐBBB và tương đối cao ở các vùng khí hậu phía Nam, cao nhất ở TN.

b) Mùa xuân

đây phổ biến cao hơn 13 – 16 % ở TB; 8 – 9 % ở ĐB; 5 – 6 % ở ĐBBB; 6 – 10 % ở BTB; 7 – 13 % ở NTB; 7 – 17 % ở TN và 9 – 13 % ở NB. Như vậy, mức tăng của độ ẩm tương đối trong mùa xuân trên các vùng khí hậu cao hơn hoặc thấp hơn chút ít so với mùa đông.

c) Mùa hè

Mức tăng phổ biến của độ ẩm tương đối thời kỳ gần đây so với thời kỳ 1961 – 1990 khá đồng đều trên các khu vực: 12 – 13 % ở TB; 10 – 13 % ở ĐB; 10 – 14 % ở ĐBBB; 11 – 14 % ở BTB; 9 – 14 % ở NTB; 9 – 15 % ở TN và 8 – 11 % ở NB. Như vậy, so với mùa đông, mùa xuân mức tăng độ ẩm tương đối trong mùa hè có nơi cao hơn (ĐB, ĐBBB, BTB, NTB) song có nơi thấp hơn (TB, TN, NB).

d) Mùa thu

Mức tăng phổ biến của độ ẩm tương đối thời kỳ gần đây so với thời kỳ 1961 – 1990 khoảng 10 – 14 % ở TB; 8 – 9 % ở ĐB; 2 – 5% ở ĐBBB; 5 – 8 % ở BTB; 7 – 11 % ở NTB; 12 – 14 % ở TN; 8 – 11 % ở NB.

Trừ TB, mức tăng độ ẩm tương đối thấp ở các vùng khí hậu phía Bắc, thấp nhất ở ĐBBB và tương đối cao ở các vùng khí hậu phía Nam, cao nhất ở TN. TB cũng có mức tăng độ ẩm tương đối xấp xỉ TN và cao hơn các vùng khí hậu khác.

e) Năm

Tính chung cả năm, độ ẩm tương đối trung bình thời kỳ gần đây cao hơn thời kỳ 1961 – 1990, phổ biến 12 – 14 % ở TB; 8 – 11 % ở ĐB; 6 – 7 % ở ĐBBB; 7 – 11 % ở BTB; 8 -12 % ở NTB;

14 – 16 % ở TN và 8 – 11 % ở NB. Rõ ràng là mức tăng độ ẩm trong thời kỳ gần đây phù hợp hoàn toàn với xu thế của yếu tố này trong thời kỳ 1960 – 2007.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)