Biến đổi của lượng bốc hơ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 49 - 55)

1) Mức độ biến đổi của lượng bốc hơi

a) Vùng khí hậu Tây Bắc

Độ lệch tiêu chuẩn của lượng bốc hơi phổ biến là 12 – 19 mm trong tháng I; 15 – 25 mm trong tháng IV; 9 – 18 mm trong tháng VII; 11 – 17 mm trong tháng X và 60 – 150 mm trong cả năm. Biến suất tương ứng với các thời gian nói trên là 16 – 32 %; 17 – 24 %; 16 – 23 %; 16 – 28 % và 7 – 15 %. Khác với lượng mưa, lượng bốc hơi có độ lệch tiêu chuẩn và biến suất khá đồng đều trong các tháng tiêu biểu. Ngồi ra, có thể thấy mức độ biến đổi của lượng bốc hơi bé hơn nhiều so với lượng mưa (Bảng 4.9).

b) Vùng khí hậu Đơng Bắc

Cũng như TB, mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở ĐB, xét về độ lêch tiêu chuẩn cũng như biến suất, khá đồng đều trong các tháng tiêu biểu. Có điều là, so với TB lượng bốc hơi ở TB có độ lệch chuẩn thấp hơn, song biến xuất lớn hơn trong hầu hết các tháng.

Bảng 4. 9: Trị số phổ biến của độ lệch chuẩn (S mm) và biến suất (Sr %) lượng bốc hơi trên các vùng

Bảng 4. 9: Trị số phổ biến của độ lệch chuẩn (S mm) và biến suất (Sr %) lượng bốc hơi trên các vùng (tiếp theo)

VùngS (mm) IIVVIIXNăm TB12 – 1915 – 259 – 1811 – 1760 – 150 ĐB9 – 1210 – 159 – 2014 – 2060 – 120 ĐBBB10 – 199 – 1211 – 2213 – 1860 – 120 BTB9 – 149 – 2510 – 4010 – 2070 – 200 NTB7 – 3015 – 4015 – 4010 – 2570 – 300 TN15 – 3520 – 507 – 2010 – 3070 – 250 NB17 – 3018 – 3510 –3013 – 22130 –250 VùngSr (%) IIVVIIXNăm TB16 – 3216 – 3216 – 3216 – 3216 – 32 ĐB28 – 5528 – 5528 – 5528 – 5528 – 55 ĐBBB20 – 3520 – 3520 – 3520 – 3520 – 35 BTB19 – 2719 – 2719 – 2719 – 2719 – 27 NTB18– 2718– 2718– 2718– 2718– 27 TN14–2614–2614–2614–2614–26 NB14 – 2614 – 2614 – 2614 – 2614 – 26

c) Vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ

Độ lệch tiêu chuẩn của lượng bốc hơi phổ biến là 10 – 19 mm trong tháng I; 9 – 12 mm trong tháng IV; 11 – 22 mm trong tháng VII; 13 – 18 mm trong tháng X và 60 – 120 mm trong cả năm. Biến suất của lượng bốc hơi trong các thời gian tương ứng là 20 – 35 %; 15 – 22 %;11 – 22 %; 17 – 25 %; 6 –13 %.

Nói chung, mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở ĐBBB thấp hơn so với ĐB lẫn TB.

d) Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Ở BTB, lượng bốc hơi có độ lệch tiêu chuẩn phổ biến là 9 – 14 mm trong tháng I; 9 – 25 mm trong tháng IV; 10 – 40 mm trong tháng VII; 10 – 20 mm trong tháng X và 70 – 200 mm trong cả năm. Và biến suất tương ứng phổ biến là 19 – 27 %; 19 – 25 %; 15 – 27 %; 18 – 30 %; 11 – 22 %. So với các vùng khí hậu của BB, mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở BTB cao hơn rõ rệt, chủ yếu trong mùa hè.

e) Vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Các đặc trưng phản ánh mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở NTB cao hơn của BTB, trong các mùa cũng như trong cả năm.

g) Vùng khí hậu Tây Nguyên

Độ lệch tiêu chuẩn của lượng bốc hơi phổ biến là 13 – 35 mm trong tháng I, 20 – 50 mm trong tháng IV, 7 – 20 mm trong tháng VII, 10 – 30 mm trong tháng X và 70 – 250 mm trong cả năm. Biến suất phổ biến của lượng bốc hơi trong các thời gian tương ứng là 14 – 26 %, 23 – 30 %, 13 – 25 %, 20 – 36 % và 9 –

21 %. Phân bố theo thời gian của các đặc trưng phản ánh mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở TN tương tự các vùng khí hậu Bắc Bộ. Nói chung, mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở TN cao hơn các vùng khí hậu phía Bắc nhưng khơng bằng NTB.

h) Vùng khí hậu Nam Bộ

Phân bố theo thời gian cũng như trị số của các đặc trưng

phản ánh mức độ biến đổi của lượng bốc hơi ở NB tương tự của TN

2) Xu thế biến đổi của lượng bốc hơi

Tính xu thế của lượng bốc hơi được thể hiện chủ yếu trong phương trình xu thế của thời kỳ nghiên cứu và tương quan so sánh giữa thời kỳ gần đây với thời kỳ 1961 – 1990.

* Tốc độ xu thế của lượng bốc hơi

Dấu và trị số của hệ số b1 trong phương trình xu thế thể hiện hướng biến đổi và tốc độ xu thế của lượng bốc hơi trong các mùa và năm như sau:

a) Mùa xuân

Trong thời kỳ nghiên cứu, trên đa số các trạm khí tượng lượng bốc hơi có xu thế giảm đi, với tốc độ phổ biến 1 – 3mm/năm. Có xu thế bốc hơi giảm rõ rệt nhất là vùng ĐB, TB.

b) Mùa hè

Khác với mùa xuân, xu thế biến đổi của lượng bốc hơi trong thời kỳ nghiên cứu khơng đồng đều trên các vùng khí hậu. Trên các vùng khí hậu phía Bắc, xu thế của lượng bốc hơi khơng rõ rệt ở TB, ĐB và đa số giảm đi ở ĐBBB, BTB. Trong khi đó, trên phần

lớn các trạm khí tượng phía Nam, lượng bốc hơi có xu thế giảm đi, rõ nhất ở NTB, TN.

Tốc độ xu thế phổ biến của lượng bốc hơi là 1 – 3 mm/năm. c) Mùa thu

Lượng bốc hơi có xu thế tăng lên trên phần lớn trạm khí tượng của các vùng khí hậu Bắc Bộ, Nam Bộ và giảm đi trên các vùng khí hậu Trung Bộ, với tốc độ phổ biến 1 – 2 mm/năm.

d) Mùa đơng

Số trạm khí tượng có lượng bốc hơi tăng khá cân bằng với số trạm khí tượng có xu thế lượng bốc hơi giảm đi trên các vùng khí hậu TB, ĐB, BTB, TN. Trong khi đó đa số trạm khí tượng trên các vùng khí hậu ĐBBB, NTB, NB có xu thế lượng bốc hơi tăng lên. Tốc độ xu thế phổ biến của lượng bốc hơi là 0,5 – 1,5 mm/năm.

e) Năm

Do xu thế của lượng bốc hơi không đồng đều giữa các trạm trong từng vùng khí hậu nên xu thế chung của lượng bốc hơi năm không thật rõ rệt. Trên hầu hết các vùng khí hậu, số trạm khí tượng có xu thế lượng bốc hơi tăng lên khá cân bằng với số trạm có xu thế ngược lại. Tốc độ xu thế của lượng bốc hơi năm phổ biến là 1 – 10 mm/năm.

* So sánh lượng bốc hơi trung bình các thời kỳ

a) Mùa xuân

Trên đa số trạm khí tượng của hầu hết vùng khí hậu, lượng bốc hơi thời kỳ gần đây (1991 – 2007) giảm đi so với thời kỳ 1961 – 1990. Riêng vùng khí hậu NB, đa số nơi có lượng bốc hơi thời kỳ gần

đây cao hơn so với thời kỳ trước đó. Mức chênh lệch về trị số trung bình lượng bốc hơi giữa hai thời kỳ phổ biến là 10 – 100 mm.

b) Mùa hè

Cũng như mùa xuân, trên đa số trạm khí tượng của hầu hết các vùng đều có lượng bốc hơi giảm đi trong thời kỳ gần đây. Riêng ở vùng khí hậu NTB, đa số nơi có lượng bốc hơi thời kỳ gần đây tăng lên. Chênh lệch phổ biến lượng bốc hơi trung bình giữa hai thời kỳ phổ biến khoảng 10 – 50 mm.

c) Mùa thu

Số trạm khí tượng có lượng bốc hơi tăng lên trong thời kỳ gần đây khá cân bằng với số trạm có lượng bốc hơi giảm đi trên hầu hết vùng khí hậu. Mức tăng hay giảm của lượng bốc hơi thời kỳ gần đây khoảng 5 – 50 mm.

d) Mùa đông

Tương tự các mùa khác, xu thế tăng lượng bốc hơi trong thời kỳ gần đây khá cân bằng với xu thế giảm trên từng vùng khí hậu. Chênh lệch về lượng bốc hơi trung bình giữa hai thời kỳ phổ biến khoảng 5 – 50 mm.

e) Năm

Do xu thế tăng hay giảm trong các mùa trên các vùng không thật nhất quán nên chênh lệch giữa hai thời kỳ không thể hiện được xu thế tăng hay giảm của lượng bốc hơi. Mức tăng hay giảm của lượng bốc hơi thời kỳ gần đây so với thời kỳ 1961 – 1990 phổ biến khoảng 20 – 150 mm, nhiều nhất là 333 mm (Ayunpa) và ít nhất là 7 mm (Nam Định).

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)