Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 102 - 104)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.4.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ

XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và XTNĐ đổ bộ hoặc ảnh hưởng NTB nhiều hơn về tần số, mạnh hơn về cường độ, mùa bão kéo dài trên dải ven biển

Tần số FRL tuy ít đi, nhất là trong mùa hè song vào cuối mùa thu đầu mùa đông vẫn kết hợp với XTNĐ và bão gây ra mưa lớn, lũ lụt trầm trọng.

Nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,4 0C vào năm 2020; 0,9 0C vào năm 2050 và 1,9 0C vào năm 2100. Nhiệt độ cao nhất tương ứng với các thời điểm đó là 42; 43; 44 0C.

Lượng mưa mùa thu tăng lên 2,4% vào năm 2020; 6,3% vào năm 2050 và 12,1% vào năm 2100, lượng mưa mùa đông và mùa xuân giảm đi khoảng 2 – 3% vào năm 2020; 5 – 8% vào năm 2050 và 10 – 14% vào năm 2100.

Các kỷ lục về lượng mưa ngày, lượng mưa tháng và lượng mưa năm đều tăng lên đáng kể, mưa lớn gây lũ lụt trong mùa thu, mùa đông và hạn hán trong mùa xuân, mùa hè ngày càng nghiêm trọng hơn.

Lượng bốc hơi cũng gia tăng, độ ẩm tương đối có thể giảm đi ít nhiều.

Dịng chảy lũ vẫn gia tăng nhưng dòng chảy kiệt suy giảm rõ rệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.

Cơ cấu cây trồng và thời vụ cần được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với tình trạng nắng nóng, hạn hán dài hơn, khốc liệt hơn.

Chi phí cho sản xuất nơng nghiệp tăng lên, diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng sâu sắc đến

quá trình phát triển kinh tế biển. Nguồn nước suy giảm gây nhiều khó khăn cho cuộc sống, góp phần gia tăng dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 102 - 104)