TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
6.4.7. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ
Tăng nhiệt độ khá cao, lượng mưa tăng ít nhất cả nước song tác động nước biển dâng lớn.
XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cả XTNĐ đổ bộ vào bờ Biển Đông Nam Bộ chắc chắn sẽ nhiều hơn.
Nhiệt độ trung bình năm tăng lên khoảng 0,4 0C vào năm 2020; 1,0 0C vào năm 2050 và 2,0 0C vào năm 2100. Kỷ lục của nhiệt độ có thể lên đến 43 0C vào năm 2020; 43,5 0C vào năm 2050 và 44 0C vào năm 2100.
Lượng mưa mùa thu tăng lên 2,6% vào năm 2020; 6,8 % vào năm 2050 và 13 % vào năm 2100. Lượng mưa mùa đông và lượng mưa mùa xuân giảm đi 2 – 3% vào năm 2020; 7 – 8 % vào năm 2050 và 14 – 16 % vào năm 2100. Mùa khô rõ rệt hơn, hạn hán trong vụ đông xuân càng trở nên thường xuyên hơn, khắc nghiệt hơn.
Lượng bốc hơi có thể tăng lên với mức xấp xỉ mức tăng của lượng mưa và độ ẩm tương đối cũng giảm đi, chỉ số khô hạn cao hơn, nhất là mùa khô.
Dịng chảy lũ sơng Đồng Nai, sơng Bé,… có xu thế tăng lên, trong khi đó dịng chảy năm và dịng chảy kiệt có có xu thế giảm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của các nhà máy thủy điện.
Vào năm 2050, với mực nước biển dâng 30 cm, tỷ lệ diện tích ngập lên đến 12,6% ở thành phố Hồ Chí Minh; 0,4% ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến năm 2100, khi mực nước biển dâng 75 cm, diện tích ngập ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Bà Rịa – Vũng tàu lần lượt là 18%, 35%.
Gia tăng hạn hán, làm giảm năng suất cũng như chất lượng cây trồng, chi phí sản xuất tăng lên đáng kể.
Ảnh hưởng xấu đến các loài thực vật quý hiếm ở vườn quốc gia Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của khu công nghiệp, các dàn khoan, cầu cảng và hoạt động sản xuất khai thác dầu mỏ ngoài khơi bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cư dân các thành phố phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt hơn, thiên tai nhiều hơn, ngập lụt gia tăng và thời tiết cực đoan là dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới phát sinh và phát triển.