Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Tây Bắc

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 98)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Tây Bắc

Vành đai á nhiệt đới (7500 0C) ở TB hiện nay ở độ cao trên 700 – 800 m sẽ lên đến 850 m vào năm 2020, 950 – 1000 m vào năm 2050 và 1250 – 1300 m vào năm 2100. Mùa lạnh (T ≤ 20) bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn khoảng 5 – 7 ngày vào năm 2020; 14 – 16 ngày vào năm 2050 và 29 – 30 ngày vào năm 2100. Mùa nóng cũng bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn và kéo dài hơn. Nhiệt độ cao nhất lên đến 43,5 0C vào năm 2020; 44 0C vào năm 2050 và 45 0C hoặc hơn nữa vào năm 2100.

Tần số FRL ở các đới vĩ độ phía Bắc trong các thập kỷ sắp tới có thể giảm đi ít nhiều so với các thập kỷ vừa qua. Mùa FRL có thể đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, thời kỳ cực thịnh vào giữa mùa đơng có thể khơng thật rõ rệt và thời kỳ gián đoạn giữa mùa hè có thể dài hơn. Nhiệt độ thấp nhất tăng lên rất nhiều so với hiện nay và khơng mấy nơi có nhiệt độ dưới 0 0C.

Lượng mưa mùa hè tăng lên 2,4 % vào năm 2020; 6,2 % vào năm 2050 và 11,9 % vào năm 2100. Ngược lại, lượng mưa mùa xuân giảm đi 1,1 % vào năm 2020; 2,9 % vào năm 2050 và 5,6 % vào năm 2100.

Các kỷ lục của mưa đều tăng lên đồng thời với gia tăng tần số các đợt mưa lớn diện rộng cũng như các đợt hạn hán khốc liệt, mưa phùn trở nên hiếm hoi hơn.

Mùa mưa cũng như mùa khô trở nên thiếu quy luật hơn. Lượng bốc hơi trong các thập kỷ sắp tới cũng cao hơn hiện nay ít nhiều và cao hơn rõ rệt từ các thập kỷ sau đó. Độ ẩm tương đối trong các thập kỷ sắp tới có thể giảm đi so với các thập kỷ vừa qua, chủ yếu do nền nhiệt độ tăng lên.

Lũ lụt, nhất là lũ quét trên các triền núi đe dọa thường xuyên hơn trong mùa mưa, tần số hạn gia tăng vào mùa khô.

Ranh giới của cây trồng nhiệt đới tiến về phía vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây cơng nghiệp điển hình như hồ tiêu, cao su mở rộng hơn. Tăng mạnh mẽ nguy cơ cháy rừng, làm tăng nguy cơ phát triển sâu bệnh.

Sản xuất nơng nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa nóng dài thêm, mùa mưa thất thường, hạn hán và lũ lụt đều gia tăng.

Hoạt động công nghiệp bao gồm khai thác mỏ, đất hiếm... gặp nhiều khó khăn trở ngại hơn trước.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 98)