Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 106 - 109)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.4.8. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Nhiệt độ tăng khá nhiều, lượng mưa tăng ít nhất cả nước song tác động của nước biển dâng vượt xa các vùng khác.

XTNĐ hoạt động trên các vĩ độ phía Nam Biển Đông và XTNĐ đổ bộ vào TNB chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,4 0C vào năm 2020; 1,0 0C vào năm 2050 và 2,0 0C vào năm 2100. Kỷ lục cao của nhiệt độ

có thể lên đến 42,5 0C vào năm 2020; 43 0C vào năm 2050 và 44 0C vào năm 2100.

Lượng mưa mùa hè tăng lên không đến 2% trong các thập kỷ sắp tới song lượng mưa mùa thu tăng lên 2,6% vào năm 2020; 6,8% vào năm 2050 và 13% vào năm 2100. Lượng mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm tăng lên không đáng kể. Mùa khô rõ rệt hơn, hạn hán trong vụ đông – xuân trở lên khốc liệt hơn.

Lượng bốc hơi có thể tăng lên với mức khơng q mức tăng của lượng mưa, độ ẩm tương đối giảm đi, chỉ số khô hạn cao hơn.

Dịng chảy sơng Tiền và sơng Hậu có xu thế giảm dần trong mùa lũ lẫn mùa khơ. Dịng chảy lũ cũng như dòng chảy kiệt đều thiên về biến đổi âm.

Chế độ mưa thất thường hơn, nguồn nước mùa khô trở nên khan hiếm hơn. Hạn hán tăng cường trong mùa khô và cả trong một số thời điểm nhất định của mùa mưa.

Vào khoảng năm 2050, với mực nước biển dâng 30cm, diện tích ngập là 17,6% và đến năm 2100, với mực nước biển dâng 75 cm, diện tích ngập lên tới 52% theo kịch bản trung bình.

Tăng nhu cầu về nước cũng như chi phí sản xuất của từng vụ và do đó, giá thành của một đơn vị sản phẩm lên cao, nguy cơ cháy các rừng tràm trong các mùa khô trở nên thường xuyên hơn.

Ngập mặn xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, trong khi số lượng một số côn trùng như muỗi lại gia tăng, hơn 1/3 đồng bằng là vựa thóc của

cả nước bị ngập,… khoảng 85% dân cư cần được hỗ trợ về nông nghiệp,…Tăng lượng nước nhiễm mặn và các chất ô nhiễm cơng nghiệp gây suy thối đất trên các đồng bằng. Nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm mất đi địa bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt vừa làm giảm nguồn nước sinh hoạt của cư dân cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng và đặc biệt là các cây ăn quả.

Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị, thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán, ngập lụt gia tăng góp phần gia tăng đáng kể dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 106 - 109)