Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 101 - 102)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ tăng nhiều nhất cả nước, lượng mưa tăng, XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cả XTNĐ đổ bộ hoặc ảnh hưởng nhiều hơn về tần số, mạnh hơn về cường độ.

Tần số FRL ngày càng ít đi, mùa FRL trở nên ngắn. Gió Tây khơ nóng (Lào) ngày càng khốc liệt hơn, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết hợp với mùa bão thất thường hơn và FRL gián đoạn nhiều hơn tạo nên một mùa hè khắc nghiệt.

Nhiệt độ trung bình tăng lên 0,5 0C vào năm 2020; 1,5 0C vào năm 2050 và 2,8 0C vào năm 2100, phù hợp với mức gia tăng hoạt động gió Tây khơ nóng và thời gian gián đoạn FRL trong mùa hè. Đến khoảng cuối thế kỷ 21, mùa lạnh (T< 20 0C) khơng cịn tồn tại ít nhất từ Nam Nghệ An trở vào, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 44 – 45 0C.

Lượng mưa mùa thu (IX – XI) tăng lên 1,7 % vào năm 2020; 4,5 % vào năm 2050 và 8,5 % vào năm 2100 và lượng mưa mùa xuân giảm đi 1,9 % vào năm 2020; 5,2 % vào năm 2050 và 9,9 %

vào năm 2100. Các kỷ lục về lượng mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm chắc chắn còn cao hơn, mùa mưa ngày càng thất thường hơn và xu hướng chính là nắng và mưa lớn dồn dập hơn trong mùa thu. Lượng bốc hơi chắc chắn tăng lên, tình trạng hạn hán trong các tháng giữa mùa hè sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Tỷ lệ diện tích ngập do nước biển dâng là 0,1 -5,1 % vào năm 2050 lên đến 0,1 – 6,4 % vào năm 2100.

Dòng chảy lũ tăng lên và dịng chảy kiệt có nơi tăng lên có nơi giảm đi. Cả lũ lụt và xâm nhập mặn đều gia tăng trên phần lớn các sông.

Cơ cấu cây trồng và thời vụ đều phải điều chỉnh theo hướng phù hợp với phát triển cây công nghiệp trên tồn vùng.

Nghề đánh bắt và cả nghề ni trồng thủy sản sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong quá trình phát triển lâu dài.

Cần điều hịa nguồn nước, hạn chế tác hại của các đợt lũ đột ngột trên các sơng ngắn và dốc góp phần củng cố thế mạnh kinh tế.

Các khu công nghiệp ven biển và nhiều công trình giao thơng gặp nhiều rủi ro trước nguy cơ nước biển dâng, cường độ mưa và ngập lụt.

Nguồn nước suy giảm cũng tạo ra nhiều trắc trở cho cuộc sống bình thường, thậm chí góp phần gia tăng dịch bệnh, nhất là trong mùa nắng nóng.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 101 - 102)