Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 99 - 101)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ

đồng bằng Bắc Bộ

Lượng mưa tăng nhiều nhất cả nước và chịu ảnh hưởng của nước biển dâng nhiều nhất Miền Bắc.

XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cả XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp hoặc đổ bộ vào đoạn bờ biển Bắc Bộ trong các thập kỷ sắp tới nhiều lên về tần số và mạnh thêm về cường độ và thất

thường hơn về mùa so với hiện nay.

Tần số FRL tràn qua giảm dần về tần số và cường độ, dao động về tần số giữa năm này và năm khác mạnh mẽ hơn, tính quy luật của mùa FRL trở nên bấp bênh hơn.

Nhiệt độ trung bình tăng lên 0,5 0C vào năm 2020; 1,2 0C vào năm 2050 và 2,4 0C vào năm 2100. Ngược lại, lượng mưa mùa xuân giảm đi 1,3 % vào năm 2020; 3,6 % vào năm 2050 và 6,8 % vào năm 2100. Các kỷ lục về lượng mưa ngày, lượng mưa tháng và lượng mưa năm đều cao hơn và ngược lại, thời gian không mưa hoặc mưa không đáng kể có thể dài hơn. Mưa phùn tiếp tục giảm đi góp phần gia tăng hạn hán vào mùa xuân.

Lượng bốc hơi bề mặt trong các năm sắp tới có thể cao hơn nền chung của các thập kỷ vừa qua và độ ẩm tương đối cũng có khả năng giảm đi. Mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 12cm vào năm 2020; 30 cm vào năm 2050 và 75 cm vào năm 2100, gây ngập úng khoảng 0,9 % vào năm 2050 và 6,4 % vào năm 2100.

Dịng chảy trên sơng Hồng, sơng Thái Bình, cả dịng chảy lũ và dòng chảy kiệt đều tăng lên song vẫn khan hiếm nước trong mùa khơ, gây nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất, tài nguyên thiên nhiên sẽ co lại về diện tích và giảm dần về chất lượng do nắng nóng, hạn hán gia tăng.

Thời gian thích nghi của một số cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại và do đó, vai trị của vụ đơng trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản xuất tăng lên.

nghề làm muối và ni trồng thủy sản, đe dọa các cơng trình giao thông, cầu cảng ven biển và trên các đảo, chi phí cao hơn đối với các cơng trình xây dựng, các hoạt động công nghiệp, các hoạt động du lịch biển.

Thiếu nước, điều kiện vệ sinh không được bảo đảm, cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến phát sinh dịch bệnh, nhất là dịch bệnh mùa hè trên các vùng lãnh thổ có mật độ đơng dân cư nhất cả nước.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phần 2 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)