III. NANG TỒN TẠ
NANG KHÔNG DO RĂNG Ở XƯƠNG HÀM
Thuật ngữ nang khe dùng để chỉ nang xuất phát từ biểu mô bị kẹt trong các đường ráp nối các mô phơi thai nhưng hiện nay thuật ngữ này khơng cịn đúng. Các bằng chứng phôi thai cho thấy khơng có sự kẹt biểu mơ tại những vị trí này trong q trình tạo phơi, do vậy thuật ngữ nang gò cầu hàm, nang giữa xương hàm dưới, nang khe giữa xương hàm trên đã bị loại bỏ. Hai nang tăng trưởng vẫn còn giữ trong xếp loại này khơng phải xuất phát từ khe đó là nang ống mũi khẩu cái và nang mũi môi.
1. NANG KHE GIỮA XƯƠNG HÀM TRÊN (NANG GIỮA KHẨU CÁI)
Hiện nay nang giữa khẩu cái được cho là sự hiện diện phía sau hơn của nang ống mũi khẩu cái chứ khơng phải do sự thối hóa nang của biểu mơ cịn sót lại trong q trình ráp nối của 2 mấu xương khẩu cái
Hình 1. Nang khe giữa xương hàm trên
(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)
2. NANG GIỮA XƯƠNG HÀM DƯỚI
Trước đây người ta cho rằng nang giữa xương hàm dưới là nang khe, xuất phát từ biểu mơ cịn sót lại trong đường giửa của xương hàm dưới trong quá trình ráp nối hai cung của xương hàm dưới. Hiện nay, bằng chứng phôi thai cho thấy giữa các mấu xương hàm dưới là một eo trung mơ chứ khơng có sự ráp nối biểu mơ và eo này mất dần khi xương tiếp tục phát triển. Đối với các trường hợp chẩn đoán lâm sàng và Xquang là nang giữa xương hàm dưới và được lấy nang, khảo sát mô bệnh học xác định thực chất là các loại nang hay bướu do răng
Nang gò cầu hàm đã từng được cho là nang khe xuất phát từ biểu mô bị kẹt trên đường ráp nối giữa gò cầu của mấu mũi giữa với mấu hàm trên. Hiện nay, quan niện này không đúng. Bằng chứng phôi thai cho thấy mấu tiền hàm và mấu hàm trên không ráp nối theo kiểu này nên khơng có sự chơn vùi biểu mơ. Những nang được gọi là nang gị cầu hàm thực chất là nang hay bướu do răng hoặc bướu không do răng
Trên lâm sàng, nang phát triển giữa răng 2 và răng 3 hàm trên, đẩy lệch 2 chân răng khiến 2 thân răng nghiêng vào nhau, nhưng tủy răng vẫn cịn. Thường khơng có triệu chứng, có thể gây phồng xương khi to. Trên phia Xquang biểu hiện là một hốc thấu quang tròn hay dạng trái lê ngược, xen giữa chân răng 2 và 3 hàm trên, giới hạn rõ. Tuy nhiên khảo sát mô bệnh học các thấy quang ở vị trí này cho kết quả là nang chân răng, u hạt quanh chóp, nang bên răng, nang sừng do răng, nang do răng canxi hóa, u hạt tế bào khổng lồ trung tâm, bướu nhầy do răng.
Ngày nay thuật ngữ nang gò cầu hàm chỉ xét theo nghĩa giải phẫu học, chẩn đoán xác định tổn thương vùng này phải dựa trên khám lâm sàng kết hợp khảo sát mô bệnh học. Điều trị và tiên lượng bệnh lý dựa trên chẩn đốn mơ bệnh học.
4. NANG ỐNG MŨI KHẨU (NANG ỐNG CỬA)
Cơ chế bệnh sinh: nang ống mũi khẩu là nang tăng trưởng trong xương, xuất phát từ biểu mơ cịn tồn tại sau khi đóng kín ống mũi khẩu phơi thai và là nang phổ biến nhất trong các nang không do răng ở hốc miệng. Ống mũi khẩu được hình thành do sự ráp nối của mấu tiền hàm với 2 mấu khẩu cái bên phải và trái. Chưa rõ kích thích gây ra nang mặc dù nhiễm trùng và/ hoặc chấn thương được xem là có vai trị. Đa số nang phát triển trên đường giữa xương hàm trên phía trước gần lỗ cửa.
Lâm sàng: xảy ra ở mọi lứ tuổi và ở bất kì nơi nào trong ống mũi khẩu, nhưng thường gặp nhất lứa tuổi trung niên, ở đoạn ống nằm trong xương khẩu cái. Nam gấp 3 lần nữ. Đa số bệnh nhân khơng có triệu chứng, nang có thể gây khối sưng phập phều trên đường giữa khẩu cái trước. Tủy răng sống. Đôi khi nang tự vỡ chảy dịch ở gai khẩu. Nếu nang nằm ở phần cao của ống có thể gây nghẹt mũi.
Hình 2. Nang ống mũi khẩu
Xquang: vùng thấu quang tròn, bầu dục hay trái tim (do chập gai mũi trước) thường đối xứng qua đường giữa, trên đường giữa xương hàm trên phía trước giữa 2 chân răng cửa giữa hàm trên, có giới hạn rõ, đường viền cản quang. Kích thước thay đổi nhưng thường từ 1 - 2,5cm.
Hình3. Nang ống mũi khẩu trên phim tia X
(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)
Mô bệnh học: nang lót bởi biểu mơ gai lát tầng và/hoặc biểu mô trụ hô hấp. thành mô liên kết chứa các tuyến nhầy và bó thần kinh động mạch nhỏ.
Hình 4. Mơ bệnh học nang ống mũi khẩu
(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon) Điều trị: phẫu thuật lấy nang, hấu như không tái phát.
Nang gai khẩu: một tỷ lệ nhỏ nang xảy ra tại đầu ra của ống mũi khẩu khiến nang nằm hồn tồn trong mơ mềm khẩu cái được gọi là nang gai khẩu. Nang hiếm gặp, biểu
hiện là một khối sưng nhỏ, nông, phập phều ở vùng gai khẩu dể vỡ và chảy dịch. Điều trị bằng phẫu thuật lấy nang.
5. NANG MŨI MÔI (NANG MŨI XƯƠNG Ổ)
Cơ chế bệnh sinh: nang mũi môi là nang tăng trưởng ở môi trên, nguyên nhân chưa rõ. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là do biểu mô bị kẹt lại trong vùng ráp nối giữa gò cầu, gò mũi bên và gò hàm trên. Giả thuyết gần đây hơn cho rằng mô nang xuất phát từ biểu mơ cịn sót của ống lệ mũi.
Hình 5. Nang mũi mơi
(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)
Lâm sàng: hiếm gặp, phổ biến ở tuổi sau 30 và nữ gấp 3 lần nam. Dấu hiệu chính là một khối sưng mềm phập phều ở vùng bên môi trên, đáy hành lang vùng răng nanh hàm trên, có thể lấp đầy rãnh mũi mơi, biến dạng cánh mũi và nghẹt mũi. Chọc hút nang thu được dịch hơi vàng hay màu rơm. Nang có thể tự vỡ và chảy dịch trong miệng hay mũi. Tủy răng sống.
Hình 6. Nang mũi mơi trên phim tia X
(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon) Mơ bệnh học: nang lót bởi biểu mơ trụ giả tầng chứa tế bào nhầy.
Điều trị: phẫu thuật lấy nang qua ngã miệng, hiếm tái phát.
Hình 7. Mơ bệnh học nang mũi môi