III. NANG TỒN TẠ
2. U NHẦY DO RĂNG
Bệnh sinh: u xuất phát từ thành phần mô liên kết của sự tạo răng.
Lâm sàng: ít gặp. Đa số ở người trẻ (20-30 tuổi) phân bố ở hàm trên và hàm dưới gần bằng nhau. Tổn thương hàm trên xảy ra dều ở các vùng răng trên sau, thường lan vào xoang hàm, qua đường giữa và vào xoang hàm đối bên. Tổn thương hàm dưới thường xảy ra ở vùng răng sau và thường lan vào vùng cành lên. U tiến triển chậm nhưng thường gây phồng xương và di lệch răng.
Xquang: thấu quang 1 hốc bờ uốn lượn dạng vỏ sò hoặc nhiều hốc dạng bọt xà phịng hay tổ ong. U có thể liên quan đến răng ngầm.
Mô bệnh học: u gồm những các đám biểu mô do răng, cá nguyên bào sợi và các sợi collagen thưa thớt trong mô đệm dạng niêm.
Điều trị và tiên lượng: một số tổn thương nhỏ 1 hốc được điều trị thành công bằng cách nạo lấy u và đốt thành xương xung quanh bằng hoá chất nhưng đa số tổn thương cần phải cắt đoạn xương hàm. Do chứa chất keo sền sệt và khơng có vỏ bao nên điều quan trọng là phải lấy được u nguyên vẹn để giảm nguy cơ tái phát. Mặt dù có tính chất xâm lấn tại chỗ và tỉ lệ tái phát trung bình nhưng u có tiên lượng tốt.
3. U NGUYÊN BÀO CEMENT
Bệnh sinh: các nguyên bào cement tăng sinh lành tính tạo thành 1 khối cement trịn hay khơng đều, bám dính vào chân răng.
Lâm sàng: chủ yếu ở người trẻ dưới 25 tuổi nhất là nam giới. Khoảng 80% xảy ra ở nam giới, nhất là vùng răng 6 hàm dưới. U tiến triển chậm. Tuy nhiên u có thể đạt kích thước lớn gây phồng xương và đau, nhưng răng vẫn còn sống.
Xquang: khối cản quang hình trịn hay khơng đều, dính vào các chân của 1 răng với viền thấu quang mảnh liên tục với khoảng dây chằng nha chu bình thường chưa bị ảnh hưởng ở răng này. Các chân răng dính với tổn thương thường bị tiêu ngót ở 1/3 chóp chân răng.
Mơ bệnh học: u là khối đặc chứa chất dạng cement hoá canxi và nhiều nguyên bào cement liên tục với lớp cement bình thường của chân răng.
Điều trị và tiên lượng: lấy u và nhổ răng liên quan, thường không tái phát.
4. LOẠN SẢN CEMENT XƯƠNG
Theo phân loại của WHO năm 1992 loạn sản cement xương khơng cịn được xếp vào nhóm các bướu do răng như trước đó. Tuy nhiên cách phân loại này chỉ mới phổ biến trong sách giáo khoa nước ngoài kể từ năm 2004 nên chúng tơi cịn tạm thời giới thiệu bệnh lý này trong phần u xương hàm do răng.
Bệnh sinh: chưa rõ, có thể do đáp ứng bất thường của cement và xương ổ răng vùng quanh chóp đối cới các kích thích tại chổ như chấn thương. Tổn thương nầy không phải là một u thật sự mà là một tình trạng loạn sản ở nhiều vùng tuỷ xương và xương bình thường bị thay thế bằng mơ liên kết sợi có tiềm năng tăng trưởng giói hạn. Các tổn thương này đạt tới một kích thước nhất định sau đó trải qua q trình trưởng thành dẫn đến kết quả cuối cùng là tạo thành nhiều hòn canxi đặc trong xương.
Lâm sàng và xquang có thể giúp phân biệt 3 loại loạn sản cement xương:
Loạn sản cement xương quanh chóp (u cement): ở nữ gấp 10 lần nam, chủ yếu ở người da đen (70%), nhất là ở tuổi trung niên (30-50 tuổi). Đa số xảy ra ở vùng quanh chóp răng cửa hàm dưới, thường nhiều răng nhưng các răng vẫn cịn sống. Khơng có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ khi chụp phim. Tổn thương sớm là vùng thấu quang quanh chóp răng liên tục với dây chằng nha chu. Sau đó canxi hố dần, bắt đầu từ trung tâm, biểu hiện những ổ cản quang đặc viền thấu quang mỏng. Tất cả các giai đoạn phát triển có thể gặp trong nhiều răng ở 1 bệnh nhân. Ở mỗi răng tổn thương ít khi vượt quá 1 cm, tự giới hạn và không là phồng xương.
Loạn sản cement xương lan rộng (u cement khổng lồ): là một thể nhiều ổ loạn sản xương – cement, chủ yếu xảy ra ở nữ da đen trung niên. Tổn thương có cả ở vùng mất răng lẫn cịn răng, thường ở 2 bên và có thể ở cả 4 phần hàm mà khơng gây triệu chứng trừ khi bội nhiễm có thể làm phồng xương. Trên phim xquang là một khối cản quang lan toả khơng
đều, khơng có viền thấu quang nên trước đây thường bị nhầm với viêm tuỷ xương hàm mạn tính xơ hố lan toả.
Loạn sản cement xương khu trú: là một thể loạn sản cement xương khơng liên quan chóp răng. Quan niệm khơng rõ ràng đến mãi năm 90s. Trước đây đa số bị chẩn đoán lầm là 1 biền thể của u sợi tạo xương. Chủ yếu ở nữ (90%), người da trắng, 30-60 tuổi. Tổn thương chỉ xảy ra ở một vị trí bất kì trong xương hàm, nhưng chủ yếu ở vùng răng sau hàm dưới. do tổn thương nhỏ (<1,5cm) và khơng triệu chứng nên phát hiện tình cờ qua chụp phim. Trên phim xquang, tổn thương thay đổi từ thấu quang hoàn toàn sang cản quang dầy đặc có viền thấu quang. Tuy nhiên phổ biến hơn hết là dạng hổn hợp thấu quang xen lẫn cản quang. Tổn thương có giới hạn rõ nhưng bờ thường khơng đều.
Mô bệnh học: tổn thương là một khối hổn hợp mơ sợi, xương và cement lành tính. Có sự canxi hố thành những bè hay khối không đều. Các nguyên bào xương và nguyên bào cement hiện diện trên các đảo mô cứng.
Điều trị và tiên lượng: không cần điều trị do tổn thương tự giới hạn, trừ khi nhiễm trùng thứ phát và gây viêm tuỷ xương hàm.