NANG XƯƠNG ĐƠN ĐỘC (nang xương do xuyết huyết, nang xương do chấn thương)

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 43 - 46)

III. NANG TỒN TẠ

1. NANG XƯƠNG ĐƠN ĐỘC (nang xương do xuyết huyết, nang xương do chấn thương)

thương)

Bệnh sinh: nguyên nhân chưa rõ. Một số trường hợp xảy ra sau chấn thương, có thể do chấn thương gây bọc máu tụ trong tủy xương, sau đó cục máu đơng phân hủy để lại hốc xương trống rỗng. Các giả thuyết khác cho rằng do sự thối hóa nang của một bướu lành trong xương trước đó (như bướu tế bào khổng lồ trung tâm), do rối loại chuyển hóa canxi (bệnh tuyến cận giáp) hoặc hoại tử xương tủy do nghẽn tắcboiwr hạt mỡ hay huyết tắc theo sau như bệnh lupus, thấp khớp.

Lâm sàng: hiếm gặp. Nang xảy ra ở xương hàm hay bất kỳ xương nào khác như xương chày, xương đùi, xương cánh tay, ở xương hàm, nang chủ yếu ở xương hàm dưới, 10 – 20 tuổi, nữ:nam bằng 3:2. Chỉ phát hiện tình cờ khi chụp phim, hiếm khi phồng xương. Răng còn sống.

Hình 1. Nang đơn độc trên phim tia X

(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)

Xquang: một vùng thấu quang khơng đều, đồng nhất, kích thước thường lớn, với đặc trưng là bờ uốn lượn theo chân các răng cối lớn hàm dưới, giới hạn rõ nhưng khơng có viền cản quang, khơng làm di lệch kênh răng dưới.

Hình 2. Mơ bệnh học nang đơn độc

(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)

Mô bệnh học:

Trên đại thể nang là 1 hốc xương trống rỗn hoặc chỉ thấy chút mơ sọi hình thành từ xương, đơi khi có ít dịch mà vàng rơm lẫn máu đông.

Trên vi thể một lớp mỏng mô liên kết sợi hay chỉ vài tế bào hồng cầu, haemosiderin và vài tế bào khổng lồ bám trên bề mặt xương. Khơng có biểu mơ và một vài trường hợp cũng khơng có có bao sợi.

Điều trị: mổ thám sát để chẩn đoán và điều trị chỉ cần nạo mảnh vụn và làm thành xương chảy máu trước khi đóng lại, lành thương sau nhiều tháng.

2. NANG XƯƠNG PHÌNH MẠCH

Bệnh sinh: bệnh căn chưa rõ. Có thể do sự biến dạng mạch máu như dò động tĩnh mạch làm tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến trương mạch máu và ú máu lâu ngày gây tiêu xương, hoặc là hiện tượng thứ phát đối với một tổn thương trong xương như bướu xương lành hay ác tính, loạn sản sợi, nang xương chấn thương và bướu máu trong xương.

Lâm sàng: thường xuất hiện ở các xương dài khác và rất hiếm ở xương hàm. Tổn thương xương hàm thường xảy ra ở góc hàm và cành lên xương hàm dưới. Thường phát hiện ở tuổi dạy thì 10-20 tuổi, gây phồng xương, biến dạng mặt và sai khớp cắn. Nang tiến triển nhanh có thể làm vở vỏ xương.

Hình 3. Nang xương phình mạch

(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)

Xquang: Thấu quang lớn nhiều hốc dạng bọt xà phồng, phồng xương

Mô bệnh học: nang gồm nhiều hốc chứa máu và mô mềm xốp màu nâu đỏ ngấm đầy máu giống như bọt biển, ngăn cách nhau bởi vách ngăn sợi chứa các tế bào khổng lồ đa nhân, haemosiderin trên nền mơ bào sợi

Hình 4. Nang xương phình mạch trên phim tia X

(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)

Điều trị: nạo cẩn thận, tái phát 20%. Điều trị thường phối hợp với điều trị tổn thương có liên quan nếu có. Có thể điều trị bảo tồn bằng canxitonin tiêm dưới da (100UI/ngày) trong 6 tháng. Nếu có sự tái tạo xương và nang giảm kích thước thì tiếp tục điều trị 12-18 tháng cho đến khi tổn thương biến mất hồn tồn.

Hình 5. Mơ bệnh học nang xương phình mạch

(Nguồn: Cyst of the Oral and Maxilofacial regions, 4th editon)

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)