UNBM dạng nang hay đơn nang

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 61 - 64)

III. NANG TỒN TẠ

U BIỂ MÔ DO RĂNG

1.2.2. UNBM dạng nang hay đơn nang

UNBM dạng nang hay đơn nang do Robinson và Matinez mô tả lần đầy tiên 1977. Đây là một dạng của UNBM nhưng lại hiện diện như 1 nang (đại thể cũng như vi thể) ở xương hàm.

Bệnh sinh: u xảy ra tự phát hoặc từ nang do răng

Lâm sàng: UNBM dạng nang chiếm tỷ lệ 10-15% hay 5-22% các UNBM (tuỳ nghiên cứu). Thường gặp 10-20 tuổi, ở hàm dưới hơn hàm trên, nhất là vùng răng 8 dưới có thể ở vùng răng 4,5. Đa số u được chẩn đồn khi khảo sát mơ bệnh học một nang lớn liên quan một thân răng ngầm ở bệnh nhân trẻ tuổi. U phát triển chậm, nhưng khi to làm phồng xương hàm, thậm chí có thể làm vỡ vỏ xương hàm (25%).

Xquang: UNBM dạng nang biểu hiện hình ảnh thấu quang một hốc hay nhiều hốc, nhưng thường có dạng 1 hốc giới hạn rõ với đường viền cản quang. U có thể làm tiêu ngót chân răng nhưng thấp hơn u dạng đặc nhiều. Đặc biệt 80% UNBM dang nang bọc lấy một thân răng ngầm (nhất là răng khơn hàm dưới) có thể đẩy lệch mầm răng đi khá xa cho hình ảnh xquang giống như 1 nang thân răng.

Đại thể: UNBM dạng nang là 1 nang điển hình nên rất dễ nhầm lẫn với nang do răng. U có thể dính với 1 thân răng ngầm.

Mơ bệnh học: tổn thương có vỏ bao mô liên kết sợi bao quanh 1 hốc đầy dịch. Bao lót biểu mơ mỏng, khơng sừng hố gồm các tế bào biểu mơ xốp, trong đó các tế bào ở lớp đáy xếp hàng rào và phân cực ngược.

Theo phân loại của Ackermann và cộng sự (1988) UNBM dạng nang có 3 phân nhóm mơ bệnh học là:

1. Dạng ống 2. Dạng trong ống 3. Dạng trong vách

Dạng ống: tổn thương có vỏ bao mơ liên kết sợi dầy đều, được lót bỏi lớp bởi lớp tế bào biểu mơ ngun bào men một phần hay tồn bộ, bao quanh 1 xong lớn chứa đầy dịch. Biểu mơ lót bao nang dày đều, trong đó các tế bào ở lớp đáy xếp thành hang rào, nhân hơi đậm màu và phân cực ngược.

Dạng trong ống: lớp biểu mơ lót ở thành nang tăng sinh thành những hịn hay nhú nhơ vào trong lòng nang. Các nguyên bào men trong vùng tăng sinh thường xếp dạng đám rối vì vậy u này cịn được gọi là UNBM dạng nang đám rối

Dạng trong vách: có sự xâm nhập của những đám tế bào u trong mô liên kết của thành nang, những đám tế bào này có thể liên tục hay khơng liên tục với lớp tế bào u lót ở thành nang. Trong vùng tăng sinh, các tế bào u xếp dạn túi tuyến, dạng đám rối hay đôi khi cả dạng nang.

Điều trị:

Lúc đầu chỉ điều trị phẫu thuật bảo tồn vì cho rằng UNBM có diễn tiến ít xâm lầm hơn u dạng đặc. Tuy nhiên gần đây có những bằng chứng lâm sàng chỉ ra bản chất xâm lấn của UNBM dạng trong vách nang. Vì vậy hiện nay, quyết định điều trị phụ thuộc vào dạng mô bệnh học của u. Đối với u có dạng ống hay trong ống, thường chỉ lấy u là đủ. Sử dụng dung dịch Carnoy hay biện pháp lạnh sau khi đã lấy u sẽ giảm được nguy cơ tái phát. Đối với u dạng trong vách nên cắt bờ xương hay cắt đoạn xương hàm để đảm bảo điều trị triệt để.

Tiên lượng

UNBM dạng đặc thường ít tái phát hơn dạng đặc. Tỷ lệ tái phát trong 10 năm là 10%. Tình trạng tái phátliên quan đến phương pháp phẫu thuật: lấy u (40%), lấy u +mở thông túi (18%), lấy u và dung dung dịch Carnoy (16%), và cắt đoạn xương (3%).

Sự tái phát cũng liên quan đến dạng mô bệnh học. Trong 3 dạng mô bệnh học dạng trong vách xâm lấn mạng nhất có thể từ lịng nang vào mơ xung quanh tỷ lệ tái phát cũng cao nhất (37,5%), với dạng ống và trong ống là 6,7%.

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)