III. NANG TỒN TẠ
CÁ CU HỖN HỢP DO RĂNG
Các u hỗn hợp do răng chứa các thành phần trung mơ và biểu mơ được tìm thấy trong các giai đoạn của tạo răng. Trong bướu sợi nguyên bào tạo men, hai thành phần mô tạo bướu ở giai đoạn sớm của sự tạo răng. Ngươc lại, u răng ở giai đoạn tạo răng cuối cùng chứa men, ngà, cement tuỷ răng trưởng thành. Các tổn thương trung gian như bướu sợi răng nguyên bào men hay bướu răng nguyên bào men hiện diện các mô ở tất cả các giai đoạn của sự tạo răng.
1. U RĂNG
Bệnh sinh: U răng do thành phần biểu mô và trung mơ tạo răng tân sinh, biệt hố và sản xuất được chất men, ngà, cement nhưng do rối loạn giai đoạn tổ chức nên thay vì tạo chiếc răng bình thường thì lại tạo u răng. Về sinh học, u răng được xem là sự biến dạng phát triển của các mô răng (loạn sản phôi) không phải u. Giống như răng, một khi đã canxi hố hồn tồn thì u răng khơng phát triển nữa. Thậm chí dù gây biến dạng xương hàm (u răng phức hợp) thì các thành phần men, ngà, cement và tuỷ răng vần trong mối tương quan giải phẫu học bình thường với nhau, giồng như 1 chiếc răng u răng có thể mọc bình thường được.
Lâm sàng: Phổ biến nhất trong các sang thương do răng không phải nang, chiếm 70% các u do răng. Đa số gặp ở trẻ em và người trẻ, hàm trên hơi nhiều hơn hàm dưới. Dấu chứng lâm sàng gợi ý u răng là còn răng sữa, thiếu 1 răng vĩnh viễn và phồng vỏ xương ổ. Nói chung u răng thường nhỏ,phát hiện chậm, không triệu chứng nên thường phát hiện tình cờ khi chụp phim. Phân loại u có 2 nhóm là:
U răng kết hợp: gồm nhiều chiếc răng nhỏ, thường gặp hơn và xảy ra ở vùng răng trước.
U răng phức hợp: chứa các mô răng cứng và mềm khơng có hình dạng chiếc răng, thường tạo thành 1 khối dạng bông cải, thường xảy ra ở vùng răng sau.
Xquang: những khối cản quang khơng đều có viền cản quang mỏng (u răng phứa hợp) hoặc trong vùng thấu quang lổn nhổn những chiếc răng nhỏ xíu từ vài răng đến hàng chục chiếc răng (u răng kết hợp) trong vùng có răng giữa các chân răng hoặc trùm lên thân răng của 1 răng ngầm.
Mô bệnh học: các khối mô răng gồm men, ngà, cement và tuỷ răng bình thường xếp lộn xộn (u răng phức hợp) hoặc thành dạng những chiếc răng nhỏ trong mô liên kết sợi (u răng kết hợp) bao quanh là vỏ bao sợi.
Điều trị và tiên lượng: lấy u, không tái phát
2. BƯỚU SỢI – NGUYÊN BÀO MEN; BƯỚU SỢI – RĂNG – NGUYÊN BÀO
MEN
Bệnh sinh: u sợi – nguyên bào men và bướu – sợi – nguyên bào men thường được xem xét chung, do hầu như có cùng một q trình tạo u. Ngoại trừ sự hiện diện của u răng cịn các đặc điểm tuổi, giới tính, vị trí và diễn tiến sinh học đều giống nhau. U do sự tân sinh của biểu mô lẫn trung mô tạo răng.
Lâm sàng: Hiếm gặp nhưng quan trọng trong chẩn đoán phân biệt UNBM. Thường xảy ra ở hàm dưới hơn hàm trên, nhất là vùng răng sau. Tuy nhiên khác với UNBM, u xảy ra chủ yếu ở trẻ em và người trẻ (trung bình 15 tuổi), tiến triển chậm hơn, ít tái phát.
Xquang: thấu quang 1 hốc hay nhiều hốc ở thân sau XHD, giới hạn rõ và viền cản quang, thường chứa răng ngầm. Một khối cản quang trong bướu sợi răng nguyên bào men là do sự hiện diện của u răng.
Mô bệnh học: u sợi – nguyên bào men gồm vỏ bao sợi và bên trong có nhiều đám, dãy biểu mơ chân răng (các nguyên bào men), trên nền mô liên kết sợi phôi thai gồm những nguyên bào sợi xếp hướng ngẫu nhiên. Trong u sợi – răng – nguyên bào men có thêm những khối men ngà (u răng phức hợp hay kết hợp).
Điều trị và tiên lượng: lấy u cẩn thận. Tái phát nếu còn sót mơ u, thường ở tổn thương nhiều hốc. Sự hiện diện của u răng không làm thay đổi điều trị và tiên lượng u. có thể hố ác (sarcom sợi – ngun bào men).
3. U RĂNG – NGUYÊN BÀO MEN
Bệnh sinh: chủ yếu là u nguyên bào men, trong u có chỗ biệt hố thành u răng.
Lâm sàng: hiếm gặp. U thường gặp ở trẻ em và hàm dưới vùng răng hàm, tiến triển chậm nhưng gây phồng xương và cản trở răng mọc.
Xquang: vùng thấu quang giồng UNBM, bên trong là những khối cản quang khơng đều hay có dạng thân răng.
Mô bệnh học: giống UNBM dạng đặc, trong đó những khối men ngà hoặc có những cấu trúc dạng răng.