Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng bộ Thái Bình quyết định treo cờ và rải truyền đơn trong toàn tỉnh. Bến phà Tân Đệ, nơi tập trung đông người đi qua phà ra vào tỉnh và đi tàu thủy chạy đường Hà Nội - Nam Định, Hải Phòng - Nam Định, được chọn làm địa điểm treo cờ. Nhiệm vụ được giao cho chi bộ l. Bình An (Thư Trì), do đồng chí Nguyễn Văn Uy, Bí thư chi bộ trực tiếp chỉ huy. Hồi ấy, huyện lỵ Thư Trì đóng ở Tân Đệ, hàng ngày có đội lính cơ vừa bảo vệ huyện vừa tuần tra kiểm soát ngày
đêm ở bến phà. Cuộc treo cờ được tiến hành vào khoảng giữa đêm ngày 6 rạng ngày 7-11-1929. Đồng chí treo cờ phải leo lên cột dây điện thoại rất cao (tương đương cột điện thoại vượt sông Hồng ngày nay), đưa được lá cờ ra xa cách cột chừng 10 mét. Cờ tung bay được gió đưa dần ra tận chỗ dây võng chính giữa sơng Hồng.
Sáng sớm 7-11-1929, bọn quan lại h. Thư Trì và cả bọn h. Mỹ Lộc (Nam Định) hoảng hốt, thúc lính ra gác hai đầu bến phà và tìm cách hạ lá cờ, nhưng khơng có cách nào làm nổi, phải cấp báo lên cấp trên của chúng. Đến khoảng 10 giờ sáng hơm sau, bọn thống trị Thái Bình phải điều thêm binh lính đến, tập trung súng bắn mãi, bắn mãi mới làm rách được lá cờ. Suốt một ngày rưỡi, nhân dân hai bên đầu bến phà kéo ra xem cờ như đám hội, lại có hàng nghìn người đi phà, đi thuyền bè trên sông được xem cờ, truyền tin đi nhiều tỉnh.
4314. Tri Chỉ 知 止
Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Vạn Xuân, h. Thụy Anh. p. Thái Bình, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Đầu tk. XX thuộc tg Vạn Xuân, h. Thụy Anh, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Xuân Trường, h. Thụy Anh. Nay thuộc x. Thụy Trường, h. Thái Thụy. Dân số 1766 người (1927).
4315. Tri Lai 知 來
Tổng, đầu tk. XIX thuộc h. Vũ Tiên, p. Kiến Xương, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Có 6 xã, thôn: Tri Lai, Đoan Túc, Nhân Thanh, th. Phú Lạc thuộc x. Phương Lai, th. Thái Lai, Kim Thanh. Cuối tk. XIX thuộc h. Vũ Tiên, p. Kiến Xương, t. Nam Định; có 6 xã, thơn: Tri Lai, Đoan Túc, Nhân Thanh, Đồng Thanh, th. Đại Lai x. Phương Lai, th. Phú Lạc x. Phương
Lai. Đầu tk. XX thuộc h. Vũ Tiên; có 6 xã: Đại Lai, Nhân Thanh, Đoan Túc, Đồng Thanh, Phú Lạc, Tri Lai. Nay thuộc tp. Thái Bình và h. Vũ Thư
4316. Tri Lai 知 來
Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Tri Lai, h. Vũ Tiên, p. Kiến Xương, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Đầu tk. XX thuộc tg Tri Lai, h. Vũ Tiên, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Tiền Phong, tx. Thái Bình. Nay thuộc ph. Tiền Phong, tp. Thái Bình. Dân số 3339 người (1927).
4317. Tri Lai
Đình l. Nhân Thanh, nay thuộc ph. Tiền Phong, tp. Thái Bình. Xây thời Lê, sửa lại đời Thành Thái. 2 tịa kiến trúc, bố cục chữ "nhị". Bái đình 5 gian. Tòa đệ nhị xây cuốn. Còn nhiều ban thờ, án thờ chạm tứ linh, tứ quí. 1 bức đại tự lớn gấm đề 4 chữ "Bảo quốc hộ dân", 2 cỗ khám, 2 cỗ ngai, 1 bát hương đá (chạm đài sen). Gian trung tâm bầy tượng Đoan Túc Đại Vương Lý Thiên Bảo. Xưa 9 làng: Đại Lai, Tri Lai, Đồng Thanh, Nhân Thanh, Phú Lạc... đều tế cơng tại đình này. Tương truyền thời Lý Nam Đế dấy binh đánh đuổi giặc Lương, hoàng huynh Lý Thiên Bảo dựng căn cứ ở đây. Lý Thiên Bảo mất, dân lập đền thờ. Khi Hậu Lý Nam Đế thắng Triệu Việt Vương có cho tu bổ miếu đền Tri Lai, sức cho dân thờ phụng. Được xếp hạng DTLS cấp tỉnh (2003).
4318. Tri Lễ 知 禮
Xã cũ, cuối tk. XIX thuộc tg Xuân Vũ, h. Chân Định, p. Kiến Xương, t. Nam Định. Đầu tk XX thuộc tg Xuân Vũ, p. Kiến Xương, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Trưng Trắc, h. Vũ Tiên. Nay thuộc x. Vũ Lễ, h. Kiến Xương. Dân số 886 người (1927). Địa bạ x. Tri Lễ: 10 tr., không ghi
năm lập, gồm cơng tư điền thổ 321 mẫu; trong đó
cơng điền 1 mẫu 9 sào; tư điền 260 mẫu 1 sào; đất hạng 3, 50 mẫu. Tục lệ x. Tri Lễ: 22tr., gồm
66 lệ không ghi ngày lập. Hương ước l. Tri Lễ
(1936): 12 tr. viết tay.
4319. Tri Phong 芝 豐
Xã cũ, đầu tk. XX thuộc tg Thái Phú, h. Vũ Tiên, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Quang Thẩm, h. Vũ Tiên. Nay thuộc x. Hồng Phong, h. Vũ Thư. Dân số 629 người (1927).