Trống đồng Minh Tân

Một phần của tài liệu c7282da9263c537649bd726e8b5063a2 (Trang 41 - 42)

Hiện vật gồm 2 chiếc, được phát hiện tại Đống Lãm, khu vực chùa Còng, x. Minh Tân, h. Hưng Hà, ở độ sâu 0,58m, cách chân đê sông Hồng khoảng 100m.

Trống to (kí hiệu MT1). Đường kính mặt 78cm.

Đường kính đáy 78cm. Cao: 53cm. Dày 0,5cm. Tang phình, thân thẳng hình trụ, độ loe nhỏ ở phía dưới, chân chỗi. Tang trống cao 17cm, thân cao 22cm, chân cao 14cm, 4 quai kép bám vào thân và tang, quai rộng 3,5cm. Trang trí hoa văn xương cá (lá dừa). Mặt trống cịn có 7 vành hoa văn trang trí, tính từ ngồi vào trong. Tang trống: 2 vành hoa văn răng cưa và chữ S gãy góc kép. Thân trống: 3 vành hoa văn. Chân trống: Đế trơn, khơng trang trí hoa văn.

Trống nhỏ (ký hiệu MT2). Đường kính mặt

47cm. Đường kính đáy 52,5cm. Cao 42cm. Dày 0,5cm. Tang phình, thân thẳng hơi loe dưới, chân chỗi; cao 14cm. Thân cao 16cm. Chân cao 12cm. Cịn 3 đơi quai kép bám giữa tang và thân, quai rộng 1cm, trang trí văn thừng. Có 5 vành hoa văn trang trí kể từ ngoài vào trong. Tang trống có dấu hiệu tương tự hoa văn răng cưa. Thân trống có 3 vành trang trí hiện vật. Chân trống đế trơn.

Cả hai trống đều thuộc trống loại I theo phân loại của Hêgơ, thuộc hệ thống trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Trống nhỏ (MT2), tk. V, trước CN - đầu CN. Trống to (MT1), tk. V, trước CN - tk. III sau CN. Niên đại chung cho cả 2 trống là 2300 - 2500 năm cách ngày nay.

Sự xuất hiện của trống đồng Minh Tân, Hưng Hà đã xác định sự quần cư sớm của con người Thái Bình gần 3000 năm. Hiện được bảo quản tại Bảo tàng Thái Bình.

Một phần của tài liệu c7282da9263c537649bd726e8b5063a2 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)