Chùa trên phố Lê Quý Đôn, tp. Thái Bình. Thời Đinh, Kỳ Bố đã có 3 chùa: Chùa Tiên ở phía nam, chùa Bồ Tiên ở phía bắc, chùa Trung ở giữa. Chùa xưa to rộng, đầu tk. XX diện tích rộng 7. 200m2. Khi người Pháp xây dựng tx. Thái Bình, đất chùa chỉ còn 620 m2. Sau năm 1954, nhà nước lại lấy quá nửa diện tích xây cửa hàng mậu dịch quốc doanh, chùa chỉ còn 200m2, gồm tịa gác chng, một tăng xá 5 gian, khu chùa Phật, chữ "đinh", 2 tòa, 9 gian. Năm 1939, các chiến sĩ cộng sản tx. Thái Bình đã treo cờ búa liềm tại chùa. Trong KCCM, điện Phật đã bị bom giặc phá hủy, chỉ cịn lại tịa gác chng và cây đa cổ thụ tán rộng 100 m2
4353. Trung Lang 中 廊
Xã cũ, đầu tk. XX thuộc tg Đông Thành, h. Tiền Hải. Trong KCCP thuộc x. Nam Hải. Nay thuộc x. Nam Hải, h. Tiền Hải. Dân số 1477 người (1927). Xã này vốn là thôn thuộc x. Nội Lang, được lập thành xã riêng biệt theo Nghị định số 22 ngày 1-6-1897 của Kinh lược Bắc Kỳ. Bản khai thần tích-thần sắc x. Trung Lang (1938): 15 tr.,
13 tr. chữ Hán; 7 đạo sắc phong; thần: Thục An Dương Vương, Liễu Hạnh, Duy Tiên, Quế Anh, Thập bát Long thần. Hương ước x. Trung Lang
(1936): 5 tr. viết tay.
4354. Trung Lập 中 立
Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Hà Lý, h. Duyên Hà, p. Tiên Hưng, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Hưng Yên, từ 1894 thuộc t. Bình). Theo Quyết định số 23 ngày 9-3- 1895 của Kinh lược Bắc Kỳ, để tránh sự nhầm lẫn do trùng tên gây ra, đổi tên x. Trung Lập thành x. Chấp Trung.
Xem: Chấp Trung (xã cũ - 536)
4355. Trung Lập 中 立
Xã cũ, cuối tk. XIX là giáp thuộc tg Tân Cơ, h. Tiền Hải, p. Kiến Xương, t. Nam Định. Đầu tk. XX là xã thuộc tg Tân Cơ, h. Tiền Hải, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Nam Hải. Nay thuộc x. Nam Hải, h. Tiền Hải. Dân số 199 người (1927). Tài liệu cũ cịn: Bản khai thần tích-thần sắc x. Trung Lập (1938): 3 tr., 10 tr. chữ Hán; 5
đạo sắc phong; thần Đại Càn. Hương ước x. Trung Lập (1935): 4 tr. viết tay.
Trung Lập