Thần thờ ở x. Nam Đường, tg Nam Huân, h. Trực Định (nay thuộc x. Nam Cao, h. Kiến Xương). Sự
tích: Thân phụ Hồng đế tên là Triệu Túc, người
hương Thái Bình, quận Long Biên; thân mẫu là bà Nguyễn Thị Hựu. Một đêm, ông bà nằm mơ vào rừng lên núi bắt được một con hổ đen ôm về nhà rồi Nguyễn Phu nhân mang thai, 12 tháng sau sinh ra cậu con trai tướng mạo đường đường, hơn hẳn muôn vạn người. Nhân đấy cha đặt tên cho là Hựu Công, và cho theo học Lý Đường tiên sinh. Năm 12 tuổi, đọc làu sách binh thư. Năm 21 tuổi, cha mẹ qua đời, ba năm tang trở hiếu nghĩa hoàn tất, thường hận bọn Tiêu Tư thi hành chính sách tàn ác với dân ta, mới bèn chiêu binh, tích l- ương thảo ngầm mưu đại sự cùng với Lý Bơn (Bí). Lý Bơn lên ngơi, lập nên triều Tiền Lý Nam Đế phong cho chức Hựu Công Đại tướng, sau đổi tên thành Quang Phục cùng với Lý Nam Đế đông chiến, tây chinh. Không lâu nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem ba mươi vạn quân đến đánh, vua phải rút về động Khuất Liêu. Lý Nam Đế vì mắc bệnh mà chết, giao quyền bính cho Triệu Quang Phục. Phục tự xưng là Triệu Việt Vương, đem quân về đầm Dạ Trạch, h. Đơng An, p. Khối Châu. Bấy giờ, có tới hơn bảy vạn người cùng hội tụ tại đầm Dạ Trạch. Vua cho lập đàn tế đảo liền ba ngày, bỗng thấy một ông lão cưỡi rồng vàng từ trời giáng thẳng xuống, trút móng rồng cho vua, rồi thăng thiên mà biến. Từ đấy quân ta đánh nhau với quân Lương tới 30 trận, trận nào cũng đại thắng. Khi ấy ở trang Nam Đường, tg Nam Đường, h. Chân Định, p. Kiến Xương, có
người họ Cao tên là Thanh lấy bà Trần Thị Phư- ơng, vốn nhà lương thiện. Một buổi tối, ông bà Trần cùng ngồi tựa hiên uống trà ngắm trăng, bỗng thấy một ơng lão đầu râu tóc bạc phơ tay cầm ba bông hoa sen đem tặng bà Phương. Về sau bà Phương có thai 13 tháng sinh một bọc nở ra ba cô con gái thảy đều xinh tươi, mặt sáng như gương. Cha mẹ đặt tên cho con gái lớn là Huệ Nương, gái thứ là Thục Nương, gái út là Tân N- ương. Khi ba cô đầy sáu tuổi, cha vô bệnh mà chết, ba cô sống cùng mẹ đến năm lên tám, mẹ cho theo học thày Cao Linh tiên sinh. Quang Phục lên ngơi Hồng đế, đã có Hồng hậu mà chưa có phi, vua bèn xa giá chu du thiên hạ gặp ba chị em Huệ Nương đưa về lập làm đệ nhất, đệ nhị và đệ tam cung phi. Lệnh cho nhân dân Lũ khu và Nang khu thiết lập ba sở du cung. Năm sau, Huệ Nương sinh Cảo Nương Công chúa. Năm Công chúa 18 tuổi người anh họ của Tiền Lý Nam Đế là Lý Phật Tử cùng con là Nhã Lang giành ngôi với Triệu Quang Phục ba bốn năm nh- ưng luôn bị bại trận. Lý cha bàn với Lý con giả hàng, cống nạp cầu hôn Công chúa Cảo Nương và lừa đánh tráo được nỏ thần, sau đó đem qn tấn cơng Triệu Quang Phục. Bấy giờ Quang Phục thần nỏ đã mất mới dẫn ba cung phi chạy đến cửa biển Đại Nha rồi cùng đâm đầu xuống biển mà chết. Lý Phật Tử lên ngơi Hồng đế, lập ra triều Hậu Lý Nam Đế, đến khi Nhã Lang nối ngôi, tự hiệu là Quốc Vương Thiên tử nhớ tới ba người phi của Triệu Quang Phục bèn tôn phong mỹ tự là Thượng đẳng Phúc thần. Sai sứ thần mang sắc chỉ về trang Nam Đường cho tu bổ miếu đền để phụng thờ, miễn mọi tạp dịch về binh lương thuế, tôn phong Thượng đẳng Tối linh Đệ nhị Triệu Đại hiển hựu Hoàng đế. Gia phong Đệ nhất Huệ Nương cung phi Công chúa. Gia phong Đệ tam Tần Nương cung phi Cơng chúa.
Thái Bình tỉnh thần tích (AE.a5/5, 24), (Q40- 18/VIII, 14).