thổ cư : 11 mẫu ; đất mạ ( thổ ương ): 3 mẫu ; đất dành cho làm đường, khê cừ : 7 mẫu và các loại khác. Đất thổ cư, thổ ương là đất thế nghiệp, được truyền cho con cháu.
4356. Trung Liệt 中 列
Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg Thượng Liệt, h. Đơng Quan, p. Thái Bình, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Đầu tk. XX thuộc tg Thượng Liệt, h. Đông Quan, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Đằng Giang, h. Thái Ninh. Nay thuộc x. Thái Giang, h. Thái Thụy. Dân số 1688 người (1927).
Địa bạ x. Trung Liệt: 26 tr., khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm công tư điền thổ 538 mẫu 9 sào 5 thước 3 tấc; trong đó cơng điền 374 mẫu 4 sào 5 thước 6 tấc (khơng có tư điền); thần từ Phật tự điền 7 mẫu 6 sào 4 tấc; thổ trạch viên trì 51 mẫu 9 sào 5 tấc. Tục lệ th. Trung 中: 24tr., gồm 9 điều ước lập ngày 22 tháng 10 năm Minh Mệnh 14 (1833). Tục lệ th. Đoài 兌: 6tr., gồm 9
lệ, không ghi ngày lập. Tục lệ th. Nha 衙: 6tr.,
gồm 7 lệ, không ghi ngày lập. Thần sắc x. Trung Liệt: 11 tr., phong cấp vào các năm Vĩnh Hựu (1
đạo), Cảnh Hưng (3 đạo), Quang Trung (1 đạo) phong cho Trần Triều Bảo Hoa... Công chúa. Hiện nay, địa phương còn bảo lưu được 13 đạo sắc ban cấp cho x. Trung Liệt phụng thờ Công chúa Bảo Hoa.
Thần tích x. Trung Liệt: 25 tr., ghi phả hệ nhà
Trần, từ ông tổ người hương Tức Mặc, h. Mỹ Lộc, sống về nghề đánh cá, sau họ này làm vua, qua 14 đời, tổng cộng 181 năm. Hương ước x. Trung Liệt 1935, 10 tr. Bản khai thần tích - thần
sắc (1938): 10 tr., 10 tr. chữ Hán; 4 đạo sắc
phong; 1 danh mục đạo sắc phong; thần Bảo Anh, Đông Hải, Nam Hải, Tây Hải.
Chùa Trung Liệt
Trung Nghĩa
Đình, x. Hồng Giang, h. Đông Hưng. Thờ các vị nhân thần: Tiền Lý Nam Đế, Lý Đào Lang Vương, hậu Lý Nam Đế và Trần triều Hưng Đạo Đại Vương; đình được xây dựng vào đầu thời Nguyễn, trùng tu lại năm Triệu Trị thứ 4 (1847); năm 1981 bị cháy; năm 2012, xây mới lại đình trên nền móng cũ; quy mơ gồm 05 gian Tiền tế và 02 gian Hậu cung, bộ khung kiến trúc bằng bê tông. Thời kỳ cách cách mạng, kháng chiến Đình Trung Nghĩa là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương. Năm 2019, Đình Trung Nghĩa được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
4357. Trung Nha
Đình thuộc th. Trung Nha, x. Minh Lãng, h. Vũ Thư. Xây từ thời Lê, đại tu năm Bảo Đại thứ 10 (1935), gồm 3 tòa, 9 gian, bố cục kiểu chữ "công". Đại bái 5 gian. Tòa đệ nhị 3 gian. Hậu cung 1 gian. Đồ thờ tự quý nhất là cỗ khám gian đặt trong cung, chạm 2 tầng cửa võng, chán, diềm, bệ chạm bong, trổ thủng đề tài long phụng, tùng, cúc… sơn son thếp vàng. Các bộ kiệu bát cống, bát bửu, chuông, đỉnh đồng cũng là hiện vật quý. L. Trung Nha thờ Vũ Hiên hầu, tương truyền là phù tướng vua Lý Nam Đế, sau theo về Lý Thiên Bảo. Lại phối thờ các tướng (không rõ tên họ), sắc phong Uy Dũng hầu và Đỉnh Đang Đại Vương - 2 thần cùng Vũ Hiên hầu giúp nhà Tiền Lý đánh giặc Lương, lập nước Vạn Xuân, được phong ấp tại Trung Nha trang, khi mất được dân tôn làm Phúc thần.
Cùng với đình Trung Nha, các miếu Đồng, miếu Ơng (cùng thơn) đều có chung một nội dung lịch sử và UBND tỉnh cấp bằng chung, gọi là cụm Di tích "Miếu Đồng, Miếu Ơng, đình Trung Nha" (nhưng 2 miếu thì nhỏ bé, sơ sài). Được xếp hạng DTLS cấp tỉnh (2002).
4358. Trung Quan 中 關
Xã cũ, vốn là th. Hoành Quan Trung, được lập thành xã riêng biệt lấy tên là x. Trung Quan (Quyết định số 27 ngày 26-6-1902 của Thống sứ Bắc Kỳ). Đầu tk. XX thuộc tg Hoành Sơn, h. Thụy Anh, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Hồng Châu, h. Thụy Anh. Nay thuộc x. Thụy Liên, h. Thái Thụy. Dân số 224 người (1927).