Đơn vị sự nghiệp thuộc sở Y tế, có chức năng tham mưu cho sở về tổ chức, quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật phòng bệnh và khám bệnh về mắt trên địa bàn tỉnh. Chịu sự quản lý toàn diện của Sở Y tế và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên. Có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và được mở tài khoản riêng.
Trụ sở: Trạm Mắt cũ (đường Bắc Vĩnh Trà, tp.
Thái Bình).
Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình
Gồm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ở tả ngạn sơng Trà Lý, cách cửa sông Trà Lý khoảng 3km về phía tây, tại x. Mỹ Lộc và x, Thái Thọ, h. Thái Thụy. Diện tích 254,22 ha. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 cơng suất 600MW (2 tổ máy, mỗi tổ máy có cơng suất 300MW), do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cơng suất 1.200MW (2 tổ máy, mỗi tổ máy có cơng suất 600MW), sản lượng điện khoảng 7,2 tỷ Kwh/năm) do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư. Tại đây có đủ diện tích để bố trí các hạng mục cơng trình, thiết bị theo công suất và công nghệ đã chọn, có điều kiện để mở rộng cơng suất sau này. Về cơng nghệ: sử dụng cơng nghệ lị hơi đốt than phun với thông số hơi dưới tới hạn. Nhiên liệu chính là than cám 5 nội địa, kết hợp dầu HFO (khi khởi động tổ máy). Ap dụng công nghệ hiện đại và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Sự ra đời của trung tâm Điện lực Thái Bình góp phần quan trọng trong việc bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2013 trở đi.
Trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng người có cơng Thái Bình
Tiền thân là Trại điều dưỡng thương binh Thái Bình thành lập năm 1970. Đến 2008 chuyển địa điểm mới và có tên gọi mới là Trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng người có cơng Thái Bình. Trung tâm có cơ sở ở Đồng Châu (Tiền Hải) và Minh Quang (Vũ Thư). Năm 2008, Trung tâm có 28 thương bệnh binh, 31 cán bộ viên chức, bác sĩ, y tá. Đến nay (6 /2020), có 23 thương bệnh binh, 39 cán bộ viên chức, bác sĩ, y
tá dưới sự điều hành của Giám đốc Vũ Tiến Chính.
Được sự quan tâm của các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở vật chất của Trung tâm đã cải thiện đáng kể. Mỗi thương binh, bệnh binh độc thân đang điều dưỡng tại Trung tâm được ở 1 phịng có diện tích 35 m2, hộ gia đình được ở phịng diện tích 55 m2, có trang bị phòng vệ sinh khép kín, điều hịa, máy nóng lạnh, ti vi,…và đều được Trung tâm chăm lo cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Xem thêm: Khu Điều dưỡng thương binh Thái
Bình.
Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh Thái Bình
Đơn vị sự nghiệp cơng lập chịu sự quản lý trực tiếp của Tỉnh Đồn Thái Bình và hoạt động theo các quy định của pháp luật, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tung ương Đoàn, Trưng tâm Thanh thiếu niên Trung ương. Trung tâm được thành lập theo quyết định số 996- QĐ/TU, ngày 30/8/2018 của Tỉnh ủy Thái Bình về việc sáp nhập Trường Cán bộ thanh thiếu nhi tỉnh vào Trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao thanh thiếu niên tỉnh và đổi tên thành Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh Thái Bình. Chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng, nghiệp vụ cơng tác Đồn, Hội, Đội; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên; phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ của tỉnh trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu niên; tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên; phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 2 phịng: Phịng hành chính, quản trị; Phòng nghiệp vụ. Số lượng biên chế được giao: 11 người Trụ sở: Đường Nguyễn Đức Cảnh,
phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình. Tổng diện tích đất là 21.370.5 m²
Trung tâm văn hóa tỉnh Thái Bình
Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được thành lập theo Quyết định số 2904/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trên cơ sở sáp nhập ba đơn vị: Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh, Nhà Triển lãm thông tin, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng.
Trung tâm có chức năng: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chiếu phim, triển lãm, thông tin, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng như cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân; tun truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
Hiện tại, Trung tâm có 54 cán bộ, viên chức và người lao động. Bộ máy tổ chức gồm Ban giám đốc và 6 phịng chun mơn: Phịng Hành chính tổng hợp; Phịng Nghệ thuật quần chúng; Phòng Triển lãm thơng tin; Phịng Nghiệp vụ Điện ảnh; Đội Tuyên truyền lưu động; Đội Chiếu phim lưu động. Trụ sở làm việc ở ba nơi, gồm: Trụ sở 1: số 98, phố Hai Bà Trưng. Trụ sở 2: số 22, phố Lê Lợi. Trụ sở 3: số 126, phố Hai Bà Trưng, Thành phố Thái Bình. Trung Thành
Giáo xứ, trước đây là giáo họ Trung Đồng thuộc giáo xứ Bồng Tiên, nhà thờ của giáo họ ở x. Vũ Tiến, h. Vũ Thư, bên tả ngạn sơng Hồng. Phía Tây Nam giáp Giáo phận Bùi Chu, cách Tòa Giám mục và trung tâm thành phố Thái Bình 14km. Vùng đất này được truyền giáo vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII và hình thành giáo
họ Trung Đồng. Từ năm 1825 – 1912, giáo họ đã xây dựng nhà thờ thay thế nhà nguyện tạm thời trên khu đất mới. Ngôi Thánh đường được xây dựng bằng gỗ lim, lớp ngói nam theo kiểu dáng Á Đơng, với chiều dài 16m, rộng 6m và cao 7m, diện tích là 96m2. Năm 1971, giáo họ xây sửa lại ngôi nhà thờ, với chiều dài 20m, rộng 8m, cao 10m. Năm 1993, xây Tháp chuông cao 22m và đúc quả chuông nặng 210kg. Ngày 01 tháng 10 năm 2004, Giáo họ đã khai móng quay lại hướng Nhà thờ, chuyển từ hướng Đông Tây sang hướng Nam Bắc. Cha xứ, ban trùm cùng với toàn dân họ đã khai móng vào ngày 01-10-2004. Đến năm 2005, nhà thờ đã hoàn thành cơ bản. Năm 2006, Giáo họ đã khởi công xây nhà Giáo lý. Ngôi nhà gồm 7 gian, 2 tầng tầng, có chiều dài 23m, cao 8 m, tổng diện tích sử dụng là 440m2. Ngày 26-8- 2014, Giáo họ Trung Đồng đã được nâng lền hàng Giáo xứ, với một tên gọi mới là Giáo xứ Trung Thành. Các hội đoàn của giáo xứ hoạt động thường xuyên. Đặc biệt, Ban Trống, Ban Kèn Nam và Ban Kèn Nữ không những thường phục vụ trong giáo họ, giáo xứ, giáo phận, mà còn kết hợp với các giáo xứ khác đi phục vụ các dịp lễ cấp giáo tỉnh như: tại Thánh địa La Vang, Sở Kiện… Số giáo dân hiện nay khoảng 700 người.
Trung Thành 中 成
Xã cũ, đầu tk. XX thuộc tg Đông Thành, h. Tiền Hải, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. Đông Hưng. Nay thuộc x. Nam Phú, h. Tiền Hải. Dân số 193 người (1927). Tài liệu cũ cịn: Bản khai thần tích-thần sắc x. Trung Thành (1938): 3 tr., 4
tr. chữ Hán; 2 đạo sắc phong; Bản Cảnh Thành hoàng.
Trung Thành
Đình và đền mẫu, th. Trung Thành, x. Nam Phú, h. Tiền Hải. Trên khuôn viên 1.285m, khởi xây năm Thành Thái thứ 13 (1901), còn sơ sài, đến triều Khải Định (1916-1925) xây to, mở rộng. Đình bố cục chữ "đinh", tòa đại bái 3 gian, hậu cung 1 gian.
Đình và đền đều thờ Nam Hải Đại Càn thánh mẫu (giống nhiều làng ở Tiền Hải), có phối thờ 3 vị tiên cơng là Đặng Phương Viên, Vũ Văn Rự, Phạm Văn Ngũ, quê ở h. Xuân Trường, t. Nam Định. Đời Thành Thái, x. Đông Thành (nay Đông Thành thuộc x. Nam Hải) đất rộng, dân thưa, cịn nhiều ruộng hoang hóa bên sơng Hồng Hà, 3 cụ biện lễ xin được khai khẩn đất ven sông. Khi xóm làng được qui hoạch, đồng ruộng được thuần thục... dân trình xin tách xã, đặt tên là x. Trung Thành, lệ vào Hà Cát, h. Xuân Trường, t. Nam Định, đến năm 1890, cắt tg Hà Cát lệ vào h. Tiền Hải và x. Trung Thành theo đó cùng về Thái Bình (tg Hà Cát đổi thành tg Tân Thành). Được xếp hạng DTLS cấp tỉnh (2003).
Trung Thành
Đình, x. Quang Bình, h. Kiến Xương; thờ Chử Đồng Tử và hai phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Cung Ngọc nữ; xây dựng tử thời Hậu Lê, trùng tu 1940; quy mơ xây dựng gồm: Đình Bơi, nhà Trải, Tiền tế, Trung tế, Hậu cung và hai tịa nhà Chè. Hiện tại, cơng trình thờ cúng có tịa Tiền tế xây dựng lại năm 2009; tịa Trung tế và Hậu cung vẫn giữ được bộ khung gỗ trong đó có nhiều cấu kiện được bảo lưu từ thời hậu Lê
với các mảng chạm tầng tầng, lớp lớp hoa văn đao lửa vươn dài. Đặc biệt trong đình cịn giữ được hai câu đối cổ kể lại sự gặp gỡ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung: “Dạ Trạch lâu đài cổ điển lạp cung do kỳ dị, Tự nhiên châu tại hà niên long sậu phục phi lai”; “Ngẫu khiết hà châu thiên tác hợp, Đồng thăng Dạ Trạch địa chi lưu”. Năm 2010, Đình Trung Thành được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Đình Trung Thành, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương