Xã cũ, đầu tk. XIX thuộc tg An Bồi, h. Chân Định, p. Kiến Xương, tr. Sơn Nam Hạ (từ 1822 thuộc tr. Nam Định, từ 1831 thuộc t. Nam Định, từ 1890 thuộc t. Thái Bình). Đầu tk. XX thuộc tg An Bồi, p. Kiến Xương, t. Thái Bình. Trong KCCP thuộc x. An Ninh, h. Kiến Xương. Nay thuộc x. An Ninh, h. Tiền Hải. Dân số 5772 người (1927). Địa bạ x. Trình Phố: 16 tr., khai
tháng 2 năm Đồng Khánh 3 (1888), gồm công tư điền thổ 1265 mẫu; trong đó ruộng hạng 1, 576 mẫu; ruộng hạng 2, 10 mẫu; đất hạng 2, 221 mẫu.
Tục lệ x. Trình Phố: 18tr., gồm 11 lệ của thôn
Nhất - lập ngày 12 tháng 8 năm Tự Đức 12 (1859) và 7 lệ không ghi ngày lập; 7 khoản của thôn Nhị 二 không ghi ngày lập. Hương ước làng Trình Phố 1936, 31 tr. chữ Hán.
4330. Trình Phố
Chợ huyện (cũ), thuộc địa phận th. Trình Phố, x. An Ninh, h. Tiền Hải. Họp tháng 6 phiên chính vào buổi sáng các ngày 3, 7 âm lịch, phiên xép không họp. Chợ rộng hơn 3000 m2. Chợ có hàng gạo nếp, gạo tẻ, gạo bắc thơm, đỗ, cám, men rượu. Sản phẩm biển tươi, khô do dân khu Đông, khu Nam mang đến, gặp ngày con nước lên thì cá
tơm tươi sẵn hơn. Dụng cụ sản xuất hàng mây tre đan từ các nơi đổ về bầy thành 2 đến 3 dẫy dài. Cuốc, cào, xẻng, liềm, dao, quang gánh, rổ rá, nong nia, dậm, đó, lờ các loại, giỏ, cần câu, quăng cước… thang tre, nạng gẩy rơm, trang cào thóc… đủ cả. Chiếu cói của Tây Sơn, Cổ Rồng, gai vó của Thượng Hiền, Đình Phùng, Kiến Xương, võng dù, lưới võng các loại của các nơi buôn về. Trước đây, cói của Nam Hưng, Nam Thắng, Đơng Long cịn bó thành từng bó, đay của Thái Thụy cũng bó thành bó để bán cho các hộ đan chiếu. Mây của Tiền Hải cuộn thành những cuộn to trịn, cuộn thì đã bóc vỏ, cuộn cịn xanh nguyên cả gai. Nay, những vật liệu này đều bán tại các gia đình. Hàng quà, hàng giầu vỏ ngồi ở các lều giữa chợ. Xưa, ở chợ này cịn có món bánh đa thái to nấu riêu cua, ăn mát và rẻ. Chợ bán lợn giống và lợn thịt, nhiều nhất là gà vịt ngan giống ta và lai.
4331. Trình Phố
Miếu l. Trình Phố, h. Tiền Hải, tọa lạc giữa cánh
bãi Nội Hon, nên còn gọi là miếu Nội Hon. Xây cuối thời Lê, làm lại triều Nguyễn. Gồm tòa bái đường 5 gian. Đẹp nhất là 2 ban thờ cổ, một cỗ long đình và hai quả trùy gỗ thời Lê.
Những năm 1927-1930, miếu là cơ sở bí mật của VNCMTN chi bộ Trình Phố. Các chiến sĩ cộng sản chi bộ Kiến Xương, Tiền Hải như Vũ Trọng, Chu Thiện, Nguyễn Công Thu, Ngô Duy Phớn đã nhiều lần về hội họp. Được xếp hạng DTLS cấp tỉnh (1997)