Trận Trà Lũ

Một phần của tài liệu c7282da9263c537649bd726e8b5063a2 (Trang 31)

Trận tấn công của quân đội triều đình đánh căn cứ Trà Lũ của nghĩa quân Phan Bá vành. Sau chiến thắng của nghĩa quân ở Cổ Trai, phủ Bo, Tam Giang, Đồ Sơn, Liêu Đông, Minh Mạng cử thống chế Trương Văn Minh, các tham hiệp Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Nhuận thay Trương Phúc Đặng và phối hợp với trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Hữu Thận, phối hợp với quan quân các trấn Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh tiến đánh nghĩa quân. Minh Mạng cử thêm hai quản cơ Thanh Hoá và Nghệ An đem thuỷ quân ra chặn đường biển vùng Hải Dương. Lực lượng nghĩa quân khi rút về Trà Lũ còn khoảng 2000 người. Lương thực tiếp tế khó khăn. Trong lúc đó triều đình Minh Mạng tập trung lực lượng quân số áp đảo gồm cả thuỷ binh, bộ binh, tượng binh, pháo binh để bao vây tứ phía và ngày càng thắt chặt vịng vây. Triều đình lại cử các tướng lão luyện có nhiều kinh nghiệm đánh dẹp khởi nghĩa như Trương Văn Minh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Thuận, Phạm Văn Lý… Triều đình đã huy động những cơ đội binh lính tinh nhuệ nhất từ kinh thành Huế và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá kéo ra bắc phối hợp với quan quân của các tỉnh thành ngoài bắc, tao nên một ưu thế áp đảo hòng bao vây kéo dài khiến nghĩa quân bị tuyệt lương thực và phải đầu hàng. Triều đình lại dùng kế mĩ nhân xảo quyệt.

Bản triều bạn nghịch liệt truyện chép: "Khâm sai

triều đình sai viên cai tổng gả con gái đẹp cho Phan Bá Vành. Nhân ngày giỗ, Bá Vành cùng vợ ban đêm lẻn về bị viên cai tổng dùng phục binh bắt được". Truyện Bá Vành kể rằng: "Phủ Trúc

lừa gả con gái cho Phan Bá Vành, rồi nhân lễ nghinh hôn mà cùng Nguyễn Công Trứ đặt phục binh giết". Theo tư liệu sưu tầm của Nguyễn Đức Chính thì Nguyễn Cơng Trứ ra lệnh cho tri phủ ứng Hoà gả con gái cho Phan Bá Vành làm nội

ứng rồi tiến đánh bất ngờ. Thái Bình tỉnh thơng chí của Phạm Văn Thụ nói: "Phủ Trúc là thổ hào

ở Giao Thuỷ, dùng con gái để mê hoặc Phan Bá Vành".

Theo Trần Chi tộc phả chép: "Bị tấn công bất

ngờ, Vành không kịp điều binh bèn cùng tướng sĩ và các quân ô hợp khác giao chiến với quan quân ở Nội Thái Bằng từ giờ ngọ đến giờ thân, không lúc nào ngớt. Quân Vành thua chết quá nửa; số còn lại chạy về trại biết khó đứng vững, muốn tìm đường ra biển tính việc chống trả. Nhưng các cửa Hà Lạn, sông Lộc Giang, sông Cát Giang, sông Ngô Đồng đều bị quan quân phịng triệt hết, khơng cịn cách nào chạy thoát". Cũng theo Trần

Chi tộc phả: "Vành thu tàn quân đào sông dài

ước 2000 thước (800 mét) gọi là sông Xẻ, cống là cống Vành, một đêm đào xong. Đem thuyền ra biển, rạng đông quan quân đuồi theo, hai bờ súng bắn, quân Vành bị chết gần hết. Vành một mình trốn thốt vào bãi lau sậy, hai ngày sau bị khát nước q, đi tìm nước bị tổng trưởng Hồnh Nha là Lê Điển trinh sát bắt về".

Tác giả Lê Trọng Hàm còn cho biết: "Nước cạn, thuyền mắc, đạn đại bác như mưa dồn dập. Vành bị thương ẩn nấp ở đống lau sậy trên bờ tả sông Hồng, chỉ có tên Vị cầm một ống tre vầu đi theo. Vành nấp đã sáu ngày, sai Vò đi múc nước rửa chân. Một người đi bắt cua trông thấy kinh sợ, hỏi ra biết là người đàn bà ở x. Hồnh Nha. Vành hỏi có biết cai tổng Lê Tuấn khơng? Nó là lớp con em của ta, về nhắn nó tới đây, ta sẽ giao cả thân ta cho nó. Lê Tuấn bèn đóng một cũi gỗ lớn. Ba Vành mặc áo xanh, chít khăn đỏ cúi đầu ngồi yên… Khi giải tới x. Đồng Phù, h. Thượng Nguyên thì Bá Vành tự tử, thi thể bị chặt làm bốn đoạn, cắt đầu đem bêu khắp bốn trấn".

Một phần của tài liệu c7282da9263c537649bd726e8b5063a2 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)