C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày
E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến
E/- Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến chiến
Trong năm 1945 nhiều biến cố quan trọng đã xẩy ra và đưa toàn dân VN một cơ hội giành lại độc lập sau 80 năm bị Thực Dân pháp thống trị. Ngày 9/9/1945 Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp ở Đơng Dương và đặt sự cai trị lên trên ba nước Việt, Miên, Lào. Lực lượng Thực Dân Pháp, trong thế yếu, bằng lòng đặt dưới sự điều động của quân đội Nhật. ngày 12/3/1945 vua Bảo Đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả hiệp ước bất bình đẳng mà nhà cầm quyền VN đã ký với pháp ngày 6/6/1862 và ngày 15/8/1884. Ngày 18/3/1945 một cuộc biểu tình lớn, quỵ 50.000 người tham gia gồm tất cả đảng phái. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim ra đời với khẩu hiệu "Dân Vi Quý". Tháng 5/1945 nạn đói khủng khiếp hoành hành miền Bắc, hàng triệu người chết đói, nguyên do quân đội Nhật bắt dân phá đồng ruộng, trồng cây kỹ nghệ phục vụ chiến tranh, thay vì trồng lúa, và một phần khác do tình trạng chiến tranh, máy bay Đồng Minh dội bom phá hủy cầu cống nên gạo trong Nam không chở ra Bắc được. Ngày 12/6/1956 Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức thanh niên yêu nước, ra mắt đồng bào và biểu tình tại Sài Gòn. Đệ Nhị Thế Chiến đi vào giai đoạn kết thúc, ngày 6 và ngày 8 tháng tám, Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày 14/8/1945 Huỳnh Phú Sổ cùng những lãnh tụ quốc gia tại Sài Gòn như Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch... đã thành công liên kết tất cả đảng phái và thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Một ngày sau, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 21/8/1945 Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại với trên 200.000 người tham dự, nhưng những người lãnh đạo đã không tuyên bố Việt Nam độc lập và cũng không cướp chính quyền.
Một ngày sau, ngày 22/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội, cuộc biểu tình này khơng do Việt Minh đứng tổ chức, họ chỉ xuất hiện vào phút cuối, căng một số biểu ngữ và hướng cuộc biểu tình tiến chiếm dinh Khâm Sai. Chỉ một ngày sau, ngày 23/8/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo cho Việt Minh. Ngày 24/8/1945 Tổng Bộ Việt Minh phái vào Nam Hoàng Quốc Việt (tức Hà Bá Cang) và Cao Hồng Lãnh. Lúc bấy giờ, ảnh hưởng Việt Minh, cũng như ảnh hưởng của đảng Cộng Sản Đơng Dương, hầu như khơng có gì đáng kể tại miền Nam. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại trao quyền và trao ấn, kiếm của Nhà Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu.
Việt Minh, tức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, là một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Đông Dương, do đảng này trực tiếp thành lập và chủ động lãnh đạo. Quyết định vội vàng này đã để lại những hậu quả tai hại nghiêm trọng cho dân tộc Việt Nam suốt trong nửa phần cịn lại của thế kỷ 20 này: nó vơ tình tiếp tay, một phần khơng nhỏ, trong việc tàn sát những người yêu nước trong giai đoạn tranh quyền xẩy ra ngay sau đó, làm cuộc tranh đấu giành độc lập của nhân dân Việt Nam thêm khó khăn và tốn rất nhiều xương máu, đưa đến sự chia cắt đất nước, chiến tranh khốc liệt, cả đất nước bị tàn phá và dân tộc bị phân hóa cùng cực.
Đáng lý ra, trong giai đoạn này và trước sự kiện chính phủ Trần Trọng Kim từ chức, vua Bảo Đại nên tuyên bố Việt Nam là một nước Quân Chủ Lập
Hiến, do vua đứng đầu làm biểu tượng và đất nước được cai trị bởi một hiến pháp. Vua chỉ định người đứng đầu Việt Minh là Hồ Chí Minh thành lập chính phủ như đã chỉ định Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Và đây phải là chính phủ đại đồn kết dân tộc và chỉ có tính cách lâm thời. đồng thời chỉ định một ủy ban soạn thảo hiến pháp và xúc tiến việc bầu cử thành lập một quốc hội. Chính đảng nào có đa số tại quốc hội sẽ được quyền thành lập chính phủ, lạnh đạo hành pháp.
Hoặc giải pháp cấp tiến hơn là vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam là một nước Cộng Hòa và vua là quốc trưởng và quốc trưởng bổ nhiệm Hồ Chí Minh làm thủ tướng thành lập chính phủ. (Đây cũng chính là đề nghị Ơng Hồ Chí Minh đưa ra cho Ông Bảo Đại khi Ơng bị những khó khăn đối ngoại và đối nội tràn ngập).
Việc vua Bảo Đại từ chức thối vị, giải tán chính phủ đương nhiệm và giải tán ln cả triều đại của mình, trao tồn quyền cho Hồ Chí Minh, và Việt minh, trên thực tế là trao tồn quyền chính thống cho Đảng Cộng Sản Đông Dương, một "chi bộ" của Cộng Sản Quốc Tế, là nhân vật và tổ chức mà chính vua Bảo Đại và tồn dân Việt Nam chưa biết rõ, thì đó là một thái độ thiếu chính trị và thiếu trách nhiệm. đúng như Lenin đã nói: "nhiệt tình cộng với dốt nát bằng phá hoại". Không kể những hậu quả tai hại không lường sau đó, kết quả tại hại trực tiếp mà mọi người đềm cảm thấy là Việt Minh đã tàn sát không gớm tay tất cả những người yêu nước có uy tín khác, bất chấp nhu cầu đại đoàn kết dân tộc, bất chấp khát vọng ưu tiên của nhân dân Việt Nam là tự do, độc lập, thống nhất quốc gia và thống nhất lòng người. Huỳnh Phú Sổ, một nhật vật u nước, có uy tín lớn lao tại miền Nam lúc đó, đã cùng với nhiều người yêu nước không Cộng Sản khác, đã trở thành nạn nhân của Cộng Sản Đệ Tam.
Ngày 25/8/1945 Việt Minh tại miền Nam tổ chức một cuộc biểu tình và cướp chính quyền tại Sài Gịn bằng cách tuyên bố danh sách Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ gồm 8 ủy viên trong đó Cộng Sản là 5 người và Trần Văn Giàu tự phong làm chủ tịch Ủy Ban. Ngày 2/9/1945 Hà Nội và Sài Gịn đều biểu tình, Hồ Chí Minh đọc Tun Ngơn Độc Lập và ra mắt đồng bào tại hội trường Ba Đình. Ngày 7/9/1945 các đảng phái quốc gia và Cộng Sản Đệ Tứ phản đối đả đảo Lâm Ủy Hành Chánh, Trần Văn Giàu, Cộng Sản Đệ Tam, nhượng bộ, mở rộng thành phần và Phạm Văn Bạch được bầu làm chủ tịch Ủy Ban.
Ngày hôm sau, ngày 8/9/1945 một biến cố quan trọng xẩy ra tại miền Tây: Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ và đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị VN, đã có một cuộc biểu tình chống độc tài, cũng có nghĩa là chống chính sách độc tơn của Cộng Sản. Đây là lần đầu tiên tại VN, việc chống độc tài và cổ võ dân chủ được công khai bày tỏ với sự tham dự của quần chúng. Cuộc vận động cho tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay, và có lẽ sẽ kéo dài qua thế kỷ 21 sắp tới, được bắt đầu từ ngày hơm đó tại Cần Thơ, ngày 8/9/1945. Và biến cố này đã được thai nghén từ chủ trương xây dựng dân chủ, chống độc tài dưới mọi hình thức của Huỳnh Phú Sổ.
Sau cuộc biểu tình chống Thực Dân, chống độc tài quy tụ khoảng 20.000 người, những người cầm đầu là Huỳnh Thạnh Mậu, em ruột của Huỳnh Phú Sổ, Trần Văn Hoành, trưởng nam ơng Trần Văn Sối, Nguyễn Xuân Thiếp, đại diện PGHH được phái ra Hà Nội tiếp xúc với Tổng Bộ Việt Minh, bị gán cho tội "âm mưu cướp chính quyền và chiếm tỉnh Cần Thơ" và đều bị bắt giam và bị đưa ra xử tử hình tại vận động trường Cần Thơ ngày 7/10/1945, dù rằng cuộc biểu tình ngày ban tổ chức đã thơng báo và có xin phép, và được Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh cho phép biểu tình. Ngồi ra, sau vụ này, hàng ngàn tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo bị Việt Minh giam cầm và tàn sát. Ngày 9/9/1945 Việt Minh bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, gốc đường Miche để bắt Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ nhưng không bắt được. Sau biến cố này, ông phải cải trang, trốn tránh và lưu lạc ra vùng hẻo lánh ở ngoại ô và các tỉnh lân cận. Ngày 13/9/ cơng an Việt Minh tìm bắt các lãnh tụ quốc gia gần gủi với Huỳnh Phú Sổ như Vũ Tam Anh, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường và lãnh tụ Đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu.
Ngày 13/9 quân đội Anh do tướng Douglas Gracey chỉ huy đổ bộ xuống Sài Gòn giải giới quân Nhật từ vĩ tuyết 16 trở xuống. Ngày 15/9 quân đội Trung Hoa Dân Quốc do tướng Lư Hán chỉ huy kéo xuống Hà Nội giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyết 16 trở lên. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều khơng thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Ngày 16/9 quân Pháp đổ bộ Sài Gịn. Tướng Gracey phóng thích và võ trang các phạm nhân Pháp. Ngày 23/9 qn Pháp tấn cơng và chiếm đóng các cơ sở hành chánh tại Sài Gòn.
Ngày 24/9 bốn sư đoàn dân quân cách mạng nhất tề đứng dậy chống Pháp. Cuộc Kháng Chiến Nam Bộ bắt đầu. Các lực lượng Việt Minh rút chạy, chỉ có các lực lượng dân tộc liều chết chống quân Pháp. Ngày 27/9 một số lãnh tụ dân tộc nhóm họp ở Chợ Lớn thành lập Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Quốc để tổ chức kháng chiến. Ngày 28/9 đại tá Pháp Cedille đề nghị ngưng chiến, nên sau một ngày thương thuyết, hai bên Việt-Pháp đồng ý hưu chiến kể từ ngày 1/10. Nhân dịp hưu chiến, bộ máy công an Việt Minh đã bao vây bắt giữ tất cả các lãnh tụ quốc gia như Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Trần Quang Vinh, Bùi Quang Chiêu, có người bị sát hại ngay, đặc biết là Việt Minh đã bắt giữ và tán sát gần một trăm nhân vật Cộng Sản Đệ Tứ, tất cả đều bị chơn sống ở sơng Lịng Sơng, trong đó có những nhân vật tên tuổi, đã có thành tích đấu tranh chống Pháp như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch...
Ngồi ra, ơng Tạ Thu Thâu, 39 tuổi, lãnh tụ nhiều uy tín, tài ba, đức độ, can trường của Cộng Sản Đệ Tứ khuynh hướng Trotsky, và một nhà ái quốc tên tuổi, suốt đời hy sinh chống Pháp, đã từng bị Thực Dân tù đày, tra tấn đến tàn phế thân thể, cũng đã bị những người Cộng Sản Đệ Tam, khuynh hướng Stalin, sát hại, thủ tiêu tại cánh đồng Dương Liễu trên bờ biển Mỹ Khê vào tháng 9/1945. điều đáng nói là chính Trần Văn Giàu đã hạ lịnh thủ tiêu Tạ Thu Thâu, dù Thâu là thầy dạy học của Giàu, đã tận tình giúp đỡ Giàu cịn du học bên Pháp và coi Giàu như nghĩa đệ. Hay Hồ Văn Ngà, lãnh tụ đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập, cũng như hầu hết mọi người yêu nước
đương thời, tuyên bố "sẵn sàng phục vụ bất cứ ai có tài cứu quốc", đã cùng các lãnh tụ quốc gia khác như Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm thành lập Ủy Ban Phong Tỏa đơ Thành Sài Gịn-Chợ Lớn để ngăn cản bước tiến quân của Thực Dân Pháp, và Ủy Ban làm việc khác hữu hiệu, trong khi các cán bộ lãnh đạo Việt Minh đã bỏ chạy, thế nhưng ông nửa đêm bị công an Việt Minh tới bắt đem đi mất tích, sau đó ơng bị đâm chết ở Kim Quy Đá Bạc (Rạch Giá) thi hài thả trôi dưới sông.
Trong thời gian này, hàng ngàn nhân vật quốc gia, các đảng viên đảng phải quốc gia và nhiều tăng sĩ Phật Giáo, chức sắc Cao Đài, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng đều bị Việt Minh sát hại dưói nhiều hình thức rất dã man. Không những Việt Minh sát hại những lãnh tụ quốc gia, khơng đồng chính kiến với Cộng Sản, mà còn giết hại nhiều người yêu nước và vô tội khác để giành độc quyền lãnh đạo và gieo rắc sự khủng bố, sợ hãi trong dân chúng. Tại Sài Gòn cũng như tại Hà Nội, Việt Minh đã hòa hoản với Thực Dân Pháp, với quân anh, với quân Trung Hoa để rảnh tay tiêu diệt những người yêu nước đang kháng chiến chống Pháp. Dưới các chiêu bài "tố cáo bọn phản quốc", "truy lùng Việt Gian", Việt Minh, tức Cộng Sản, đã tàn sát rất nhiều người yêu nước. Phong trào truy lùng, xử án, thảm sát "Việt Gian" này khởi đầu ở miền Nam sau lan ra khắp nơi. Ai bị gán tội Việt gian thì khó thốt chết và thường đều bị giết dưới hình thức chặt đầu, chặt làm ba khúc, mỗ bụng, chôn sống...
Thời đó chính quyền kháng chiến ở trong tay Việt Minh nên họ the hồ chụp mũ gán ghép cho những người đối lập, bất đồng chính kiến hay cả nhữngngười đang kháng chiến trong hàng ngũ Việt Minh nhưng có uy tín trong quần chúng cái mũ "Việt Gian", "Phản động" để dễ dàng sát hại và bôi đen, triệt hạ uy tín các nạn nhân của họ. Trong khi các lực lượng kháng chiến yêu nước do những người không Cộng Sản lãnh đạo liều chết chống quân xâm lăng, thì người đứng đầu Cộng Sản tại Sài Gịn lúc đó là Trần Văn Giàu tập trung lực lượng Việt Minh đi giết hại những người yêu nước và sau đó trốn chạy qua tuốc bên Thái Lan và theo hồi ký của Trịnh Hưng Ngẫu thì: Trần Văn Giàu, chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ (của Việt Minh), chạy thoát sang Bangkok và gặp tôi ngày 13/6/1946. Trần Văn Giàu thú nhận rằng chính hắn ra lịnh thủ tiêu gần 2.500 cán bộ quốc gia trong mấy tháng nắm chính quyền". (Thành Nam, trang 364).
Những sự giết hại tàn bạo, quy mô này của những phần tử sắt máu cầm đầu Việt Minh (tức Cộng Sản Đệ Tam, do Hồ Chí Minh lãnh đạo) chưa từng có trong lịch sử chính trị Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang đứng trong giai đoạn sinh tử, dầu sôi lửa bỏng, đã tạo nên một bước ngoặc bi thảm trong lịch sử, trong chính trị và trong sinh mệnh dân tộc: dân tộc bị một ý hệ cuồng tín, một chính đảng sắt máu nắm quyền lãnh đạo, chặt nát, phân đôi quốc dân, gây nội chiến, hận thù, phân hóa cùng cực trong lòng dân tộc với những hậu quả tai hại khủng khiếp không thể lường được, tai hại hơn sự thống trị 80 năm của Thực Dân Pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát trong năm
1945, 1946, 1947 và những thảm họa mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong suốt 50 năm qua.
Tài liệu mới đây của lãnh tụ cơng đồn Nguyễn Hộ cũng thú nhận Cộng Sản đã sát hại rất nhiều chức sắc, tín đồ Cao Đài trong thời gian này. Hay tài liệu gần nhất đây của Hòa Thượng Quảng Độ cũng tố cáo những người Cộng
Sản cuồng sát "ngay sau ngày Cách mạng thành công, ngày 19/8/1945, sư
phụ tơi là hịa thượng Thích đức Hải, trụ trì chùa Linh Quang, tỉnh Hà Đơng, bị Cộng Sản giết hồi 10 giờ sáng vì bị gán cho tội "Việt gian bán nước", sư bá
của tơi là hịa thượng Thích Đại Hải trụ trì chùa Pháp Vân, tức chùa Dâu, thuộc tỉnh Bắc Ninh, đã bị Cộng Sản bắt vào năm 1946, sau đó đã chết... " Khơng những thế sư tổ của H.T. Quảng Độ là hịa thượng Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Trà Lung Trung, tỉnh Nam Định, cũng bị bức tử chết trong vụ đấu tố ruộng đất hồi năm 1954. Chỉ riêng sự phụ, sư bá, sư tổ của H.T. Quảng Độ mà đều bị giết hại hết thì khắp cả nước, trong suốt thời gian từ 1945 đến nay, nghĩa là từ khi Cộng Sản nắm quyền, biết bao nhiêu tăng sĩ và cư sĩ Phật tử đã bị Cộng Sản sát hại?
Có thể nói trong giai đoạn này, cũng như trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Phật giáo đã bị tàn sát, bức hại một cách quy mô và vô cùng rộng lớn. Trong khi Thiên Chúa giáo được tập trung thành từng vùng,