D- Sơ giải về Tứ Diệu Đế:
Đức Huỳnh Giáo-Chủ như là một triết-gia Việt-Nam của học-giả Phạm-Công Thiện
Thiện
Thiện
‘’Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam...” The New Encyclopaedia Britannica
(Volume 6, Micropaedia, 1987, trang 18)
Có lẽ khơng ai mà khơng biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hịa Hảo, nhưng ít ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được gọi là “triết gia” mà đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ Encyclopaedia Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nữa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi: “Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese philosopher...” Hiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật Giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hịa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên của Encyclopaedea Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt: “Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam....” Mặc dù tơi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tơi tin ngay lập tức; bản tính cố hữu của tơi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi đức Huỳnh Phú Sổ là “triết gia Việt Nam” thì tơi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xốy trịn xung quanh một danh từ quen thuộc.
Từ lâu, tơi đã có thói quen nghĩ rằng đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn giáo dân tộc, là một Đại Bồ Tát trong lịch sữ Phật Giáo Việt Nam, là tất cả những gì đáng tơn kính trong vị thế của một Giáo Chủ một tơn giáo gồm nhiều triệu tín đồ ở Việt Nam. Nhưng tơi chưa nghĩ đến khía cạnh “triết gia” của Huỳnh Giáo Chủ. Hiển nhiên tất cả mọi Giáo Chủ tôn giáo đều là triết gia ở một bình diện nào đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể là Giáo Chủ được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của Triết lý như là Triết lý. Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng triết lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là một triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo Chủ tôn giáo lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết lý kinh viện nhà trường. Tuy nhiên nếu triết lý được hiểu là triết lý trong tất cả mọi ý nghĩa toàn diện của triết lý thì