Cuộc kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 59 - 63)

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng Pháp bùng nổ trước hết ở miền Nam, ngay khi chúng chiếm thành Gia Định (Sài Gòn) năm 1859 và cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục dù chính quyền trung ương, là triều đình Huế, đã đầu hàng. đối đầu với quân xâm lăng, nhân dân Việt Nam, tiếp nối truyền thống giữ nước kiên cường, đã anh dũng chiến đấu. Đặc điểm của cuộc kháng chiến Nam Bộ là dân chúng vẫn khơng từ bỏ vũ khí dù chính quyền nhà Nguyễn đã đầu hàng: họ từ bỏ quan niệm trung quân của Nho Giáo để theo đuổi lý tưởng ái quốc. Một đặc điểm khác là dân chúng đã tự động đứng lên kháng chiến giữ nước, họ hình thành những đồn nghĩa binh cùng quân triều đình chiến đấu chống giặc.

Trong khi quân chính quy trong thành Gia định chỉ 1.000 người, dân quân, dưới sự tập hợp của các chí sĩ đất Gia định như Trần Thiện Chính, Lê

Huy đông đến 5.800 người. Họ cùng nhân dân quyết chiến với quân Pháp và sau khi bị giặc chiếm thành, một đặc điểm quan trọng khác của cuộc kháng chiến Nam Bộ, là tuyệt đại đa số nhân dân đã tản cư rút khỏi vùng bị giặc chiếm đóng, sau khi thiêu hủy chính nhà cửa của họ, vì khơng chịu ở chung với quân cướp nước, đến nổi: "Nơi mà trước kia có 40 làng, hồi 1859, nay chỉ cịn có một làng gọi là Chợ Quán giữa thành và Chợ Lớn, ngoài ra đều bị phá tan rồi". Các cố đạo Pháp ra sức khuyên dụ dân ở lại nhưng vô hiệu quả. De

Larclauze phải than rằng: "Than ôi, ở đây cũng như ở Đà Nẳng, ảnh hưởng

của các cha là một chuyện hoang đường, các lão này thật là xảo quyệt, vơ ích, khơng giúp đỡ được gì cho tốt".

(Cuộc xâm chiếm Việt Nam của giặc Pháp phần lớn là do sự xúi dục của các nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo. Giám Mục E Huc gởi thư cho Hoàng Đế Napoléon III trong tháng 1 năm 1857 thúc dục Pháp đem quân xâm lăng Việt Nam,. trong đó có đoạn "đánh chiếm Việt Nam s4 dễ dàng hết, sẽ khơng gây phí tổn gì cho nước Pháp. Dân chúng hiền lành, cần cù, rất thuận lợi cho việc tuyên truyền lòng tin Thiên Chúa Giáo... Họ sẽ đón tiếp chúng ta như những người giải phóng và những ân nhân". Lịch Sử Việt Nam, q 2, t 32).

Trong khi đó tại miền Bắc, dù đương đấu với quân Pháp trễ nhất (Pháp tấn công đà Nẳng ngày 31/8/1858 và Gia định ngày 17/2/1859, và tấn công Hà Nội năm 1873) và có đến 15 năm để chuẩn bị nhưng quân đội lẫn dân chúng đều thờ ơ, thụ động và một số khơng ít, lại hèn nhát bỏ chạy, đầu hàng, thậm chí cịn làm tay sai cho giặc để bán nước cầu vinh.

Thăng Long và đất Bắc, trong những thời kỳ hưng thịnh của Phật Giáo và dân tộc, dưới các triều đại quân chủ Phật giáo Lý Trần, hàng trăm ngàn quân thiện chiến Mông Cổ và Trung Hoa còn bị đánh tan tành.

Thế mà vào năm 1873, tên thiếu tá Pháp Francis Garnier chỉ với 180 quân đã chiếm được Thăng Long (Hà Nội). Không những thế, một thành lớn như thành Hưng Yên, một toán quân Pháp chỉ 7 tên thế mà viên án sát chỉ huy thành sợ chết, nộp thành cho chúng ngày 5/12/1873.

Tồi tệ hơn nữa là chỉ trong ba tuần, 180 tên giặc Pháp không những chiếm Hà Nội, mà còn chiếm luôn năm thành Hưng Yên, Nam định, Hải Dương, Bắc Ninh, và Ninh Bình.

Chiếm đến đâu, chúng dùng các cố đạo tuyển các giáo dân Thiên Chúa giáo để lập thành binh lính và chính quyền tay sai (lịch sử Việt Nam, q 3, t 64). Một số lớn giáo dân TCG đã đắc lực tiếp tay cho quân xâm lăng cướp nước và tranh nhau làm tay sai cho chúng và đó là một trong những lý do chính giúp giặc Pháp cướp nước Việt Nam một cách dễ dàng và nô dịch nhân dân Việt Nam suốt hơn 80 năm trời.

Mười năm sau, và sau cuộc kháng chiến anh dùng của Nam Bộ ¼ thế kỷ, một tên trung tá Pháp (Henri Revière), chỉ với 600 quân, cũng đã lấy

thành Hà Nội trong nửa ngày, và "quan võ sợ giặc chạy trốn từng đàn, quan

sát Tôn Thất Bá phản bội tổ quốc, đầu hàng giặc, được chúng ch làm quyền tổng đốc Hà Nội. (Lịch Sử Việt Nam, q 2, t 69).

Chỉ có điều an ủi cho sĩ khí dân tộc là tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn sau khi để mất thành, noi gương tổng đốc Nguyễn Tri Phương 10 năm trước, cũng đã tuyệt thực nhịn ăn mà chết sau khi để mất thành Hà Nội cho tên thiếu tá Francis Garnier. Những cái nhục lớn nầy, phải đợi đến gần 100 năm sau, nhân dân Việt Nam mới rửa sạch được bằng chiến thắng điện Biên Phủ.

Cuộc kháng chiến Nam Bộ sôi nổi, quyết liệt, bền bỉ và được toàn dân nhất tâm tham gia, đến nổi quân giặc phải báo cáo về chính quốc là quân đội Việt Nam gồm tất cả mọi người không đau ốm. Trước quốc nạn, anh hùng từ nhân dân xuất hiện như lá cây rừng: Huyện Thoại, Phủ Cậu, Thiên Hộ Dương, Trương Công định, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Phan Tôn, Phan Liêm... và số nghĩa quân lên đến hơn 40.000 người.

Hầu như khắp Lục Tỉnh đều nổi lên chống giặc, giữ nước, biến thành

một cao trào tổng khởi nghĩa: "Tất cả các đồn của chúng ta đều bị cơ lập...

Người An Nam với võ khí thơ sơ đã chống lại súng, họ cứ nhào vô đánh với một nghị lực mù quáng, chứng tỏ rằng họ can đảm và quyết tâm một cách phi thường... Khởi nghĩa khắp nơi. Nơi nào chúng cũng bị trấn áp nhưng khơng nơi nào chúng bị đánh tan vì ta khơng có đủ phương tiện... Qn khởi nghĩa ngày càng mạnh dạn, càng tấn công... người Pháp đang bị bao vây, các tầng lớp nhân dân đều tham gia nổi loạn..." theo các báo cáo của quân

Pháp.

Chúng phải tăng cường thêm viện binh từ Trung Hoa, Phi Luật Tân và từ Pháp. Trong các nhóm dân quân khởi nghĩa, nhóm lớn nhất do Trương Công định lãnh đạo. ông quy tụ gần 20.000 dân quân, hoạt động chống giắc khắp Lục Tỉnh và đã làm cho quân Pháp phải khiếp sợ. Ngày 20/8/1864, quân Pháp tấn công vào quân Trương Công định và ông bị trúng đạn. Không để sa vào tay giặc, ông tự sát bằng gươm.

Khí phách anh hùng của dân tộc, và đặc biệt của nhân dân Lục Tỉnh, được biểu lộ quyết liệt trong hành động của các lãnh tụ nghĩa quân bị bắt. Nguyễn Trung Trực đã trả lời khi bị giặc bắt tại Phú Quốc vào thágn 9 năm

1868: "Phận ta đã xong, ta không cứu được nước ta, ta chỉ yêu cầu chúng ta

có một việc là giết ta ngay đi". Câu nói cuối cùng của ơng, đã đi vào lịch sử

một cách oanh liệt, huy hoàng, là "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam

thì mới hết người Nam đánh Tây".

Thủ Khoa Huân nổi dậy ở Định Tường, bị bắt và bị hành hình ở Mỹ Tho tháng 6 năm 1875. Các lãnh tụ nghĩa quân khác Phan Văn Đạt đã lớn tiếng mắng địch cho đến khi bị hành quyết, Trần Xuân Hòa bị giặc bắt đã cắn lưỡi tự vẫn, Lê Cao Dũng đã cự tuyệt không uống thuốc của giặc cho đến phút chết... (Lịch Sử Cận đại Viêt Nam, q I, t 72-167).

Trước đó, các tướng lãnh, quan lại triều đình tại Lục Tỉnh cũng đều tự sát sau khi giặc chiếm mất thành hay sau khi bị bắt: Học đốc Võ Duy Ninh, án sát Lê Từ đều tự sát sau khi thành Gia định thất thủ. (Lịch sử Việt Nam, q II, t 37) Ngày cả Phan Thanh Giản cũng đã tuyệt thực 17 ngày và uống

thuốc độc tự tử sau khi ba tỉnh Vĩnh LOng, An Giang, Hà Tiên bị giặc chiếm vào các ngày 20-24 tháng 6 năm 1867 (sđd, t 52).

Với tinh thần hy sinh quyết chiến cao độ và bền bỉ của nhân dân Lục Tỉnh, giặc một hần vừa bị nghĩa quân giết hại, phần chết chóc, bịnh tật vì thời tiết và nhất là những khó khăn, rối loạn tại Pháp Quốc, chúng đã định rút chạy, thế nhưng triều đình Huế lại đề nghị thương thuyết, nghị hịa, phải bồi thường chiến phí cho quân giặc, khơng những thế triều đình cịn bắt các nghĩa quân nộp cho quân Pháp. Cuộc kháng chiến Nam Bộ đã bị phản bội, bỏ rơi. Ngồi ra, tình hình loạn lạc tại miền Bắc, giặc giã nổi lên khắp nơi, chế độ quân chủ Khổng giáo, bị Tàu hóa, Hán hóa nặng nề nhà Nguyễn đã quá bạc nhược về ý chí chiến đấu, về trí tuệ, cũng như về binh lực, nên đã phải ký hòa ước bán nước năm 1862, bán đứng Nam Bộ cho Pháp để tập trung lực lượng bình định miền Bắc.

Một đặc điểm nổi bật nữa của kháng chiến Nam Bộ là cuộc kháng chiến chống Pháp và các phần tử tay sai còn tiếp tục mạnh mẽ, sâu rộng trên lãnh vực văn học qua các bài hịch, văn tế, thơ của các tác giả vô danh cũng như của những sĩ phu yêu nước tên tuổi như Nguyễn đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa...

Sự nở rộ, lan rộng và được mọi tầng lớp dân chúng cảm kích, ủng hộ của các phong trào kháng chiến võ trang như thơ văn yêu nước sôi sục trong giai đoạn nầy chắc chắn đã có ảnh hưởng lớn lao đến tinh thần ái quốc, đấu tranh cứu nước của phong trào tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương xẩy ra cùng thời và phong trào Phật Giáo Hòa Hảo sau nầy: Lãnh tụ kháng chiến Trần Văn Thành là một đại đệ tử của Phật Thầy Tây An và anh hùng kháng chiến Nguyễn Trung Trực (tức quan Thượng Đẳng Đại Thần) được tín đồ PGHH tơn thờ như một vị thần, chỉ sau Phật Tổ và Phật Thầy Tây An).

Cuộc kháng chiến võ trang chống Thực Dân Pháp của nhân dân Việt Nam nói chung nà nhân dân Lục Tỉnh nói riêng dũng cảm, bền bỉ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19. Và từ đầu thế kỷ 20 cuộc kháng chiến này được tiếp tục và nâng cao hơn dưới các hình thức mới như phong trào Đơng Du, Việt Nam Quang Phục Hội, các hội kín, các đảng cách mạng và các tơn giáo dân tộc... Một đặc điểm khác nữa là các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du do nhà chí sĩ Phan Bội Châu khởi xướng, tuy xuất phát từ miền Trung , nhưng lại được nhân dân Lục tỉnh tham gia, ủng hộ mạnh mẽ hơn tất cả các nơi khác.

Chính ở Nam Bộ, chính ở những vùng đất mới của Tổ Quốc mà sinh lực và thần trí dân tộc được tích lũy dồi dào, sung mãn đã phát tiết nổ ra thành những hành động anh hùng, khí phách trong các cuộc kháng chiến trên lãnh vực quân sự và văn học. Chính ở miền Nam mà truyền thống văn hóa, tơn giáo, tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc được lưu giữ, bảo tồn, trao truyền, một cách trân trọng và nguyên vẹn. Trong khi đó, ngay chính suối nguồn quê hương xuất phát, là miền Bắc và miền Trung, một số không nhỏ những truyền thống nầy đã bị lu mờ, mai một.

Đồng bằng sông Cửu Long đã đủ lớn về tâm tưởng, đủ phong phú về tài nguyên, đủ mạnh về tinh thần, nhưng đồng thời cũng vẫn cịn trinh ngun, đơn hậu, tươi mát, mới lạ để đón nhận một thiên tài tơn giáo ra đời và một phong trào tôn giáo lớn dậy.

Nếu Huỳnh Phú Sổ sinh ra ở những nơi khác trong giai đoạn Pháp Thuộc, giai đoạn suy vi, chìm đắm của dân tộc, ở những nơi đó bạc nhược về tinh thần, suy yếu về ý chí, nghèo đói về kinh tế, kém cỏi về trí tuệ, nơ lệ về văn hóa, xơ cứng, khơ cằn trong nếp nghĩ, nếp sống, thì những thơng điệp của ơng đã không vang vọng đến ngày nay. Sự nghiệp của Huỳnh Phú Sổ chính là sự nghiệp của nhân dân Nam Bộ. ơng đã hét lớn vào vách đá sừng sững, hùng tráng và đã có mn ngàn tiếng dội chấn động. Cùng một tiếng hét đó, cất lên trên một bãi sình lầy, sẽ chỉ có sự im lặng mênh mong.

Huỳnh Phú Sổ đã có cáo cơ duyên và cái hạnh phúc lớn lao được sinh ra, lớn lên trên đồng bằng sông Cửu Long hiền hòa, nắng ấm, tươi vui, đã khai đạo, hoằng pháp và đấu tranh với những con người hiền lương, khí phách, trung trực. ơng đã thấy, dù thời gian hoạt động quá ngắn, nhũng hoa trái đầu mùa của hạt giống Chánh Pháp và tinh thần Ái Quốc mà ông đã gieo truyền, trong đau thương, và lớn lên, trong nghiệt ngã.

Những hạt giống đẹp đẽ, mầu nhiệm nầy đã khơng bao giờ sống sót và nở hoa, sinh trái, nếu chúng không được lưu giữ, bằng máu xương, bởi những tâm hồn, những tấm lòng, những trái tim, những cuộc đời chân thật, ngay thẳng, đạo đức và anh hùng: Khơng phải tự nhiên, tình cờ, mà cách đây 130 năm, Nguyễn Trường Tộ đã viết trong bản điều tần Tế Cấp Bát điều

(Tám Điều Cứu Vớt) "Những sông núi hai bên sông Cửu Long tất sẽ làm chổ

nghỉ nhàn dưỡng lão cho nước ta".

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)