C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày
A/ Công cuộc Nam Tiến
Theo lời cố vấn, có tính cách tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân (Một dãy núi Hoàng Sơn, dung thân vạn đời) cuối thế kỷ 16, Nguyễn Hồng vào Thuận Hóa (Huế) và
xây dựng dãy đất miền Trung từ Quảng Bình, nơi có núi Hồnh Sơn, trở vào Nam thành một vương quốc tự trị, tuy vẫn thần phục triều đình nhà Lê trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế đã ly khai khỏi uy quyền của chúa Trịnh, là thế lực, cũng vẫn tôn thờ nhà Lê nhưng đang nắm quyền cai trị trong nước. ở vùng đất mới này, Nguyễn Hoàng đã dựa vào Phật Giáo để xây dựng chủ lực tinh thần và văn hóa của vương quốc. Ơng đã cho xây chùa Linh Mụ vào năm 1601 và triều đại của Ơng đã hết lịng hộ trì Phật Giáo.
Cuộc Nam Tiến dưới sự lãnh đạo của các chúa Nguyễn đã được thực hiện nhanh chóng: năm 1611, quân nhà Nguyễn đánh tan quân Chiêm Thành, lập phủ Phú Yên, năm 1653, lập phủ Diên Khánh (Nha Trang) và lập phủ Bình Thuận (Phan Rang, Phan Rí) năm 1697, sau khi tiêu diệt vương quốc Chiêm Thành, là vương quốc đã có những thời hùng mạnh đem quân đánh chiếm cả kinh thành Thăng Long. Đồng thời năm 1658 chúa Nguyễn Phúc Tấn gởi 3.000 quân đánh vào Cao Miên, theo lời cầu cứu của hoàng tộc Cao Mên. Năm 1674, vua Cao Miên bị Thái Lan uy hiếp, sang tỵ nạn ở Khánh Hòa và cầu cứu chúa Nguyễn nên Việt Nam đem binh tiến đánh Prey Kor (tức Sài Gòn) và tiến thẳng lên Nam Vang bảo vệ cho Nặc ông Non lên làm vua.
Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép 3.000 quân lính người Hoa, từ Quảng Đơng sang tỵ nạn đến định cư khai thác vùng Đông Phố (Gia định), Lộc Dã (Biên Hòa) và Mỹ Tho (định Tường). Năm 1707 Mặc Cửu, một người Hoa lưu vong đã đến định cư ở Hà Tiên từ năm 1680, đem dâng đất Hà Tiên và đảo Phú Quốc cho chúa Nguyễn. Đầu thập niên 1730, các vùng đất khác của đồng bằng Nam Bộ như Long Hồ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Kiên Giang, Cà Mâu, Sóc Trăng, Trà Vinh đều lần lượt được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1759, vua Cao Miên là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn vùng đất cuối cùng là Tầm Phong Linh (An Giang) trong đó có dãy núi Thất Sơn. Đến đây cuộc Nam Tiến kết thúc và lãnh thổ Việt Nam, hình chữ S, chạy dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Hà Tiên, Phú Quốc đã được hình thành (Thành Nam, sđd, t 23-32).
Từ miền Nam sông Dương Tử, nằm cắt đôi Trung Hoa hiện nay, dưới sự xâm lăng khốc liệt của Hán Tộc, tổ tiên chúng ta đã lùi về đồng bằng Sông Hồng cách đây hơn 2.000 năm. Suốt 1500 đầu tiên, chúng ta thu mình trên một dãy đất nhỏ từ biên giới Quảng Đông, Quảng Tây đến Nghệ An, Hà Tỉnh và chịu hơn 1.000 năm Bắc Thuộc và đương đầu với những cuộc xâm lăng quy mô của các đế quốc phương Bắc. Thời đại Lý Trần với Phật Giáo là quốc giáo, trong các thế kỷ 11, 12, 13, 14, đã khẳng định thế đứng độc lập và bình đẳng với Trung Hoa của vương quốc Đại Việt và đưa vương quốc Đại Việt đứng ngang ngữa với những triều đại rực rỡ nhất của Trung Hoa.
Nhờ sự phân ly cát cứ của chúa Nguyễn và sự chia cắt đất nước, bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 (và chỉ chấm dứt năm 1789, khi vua Quang Trung đánh tan cả hai thế lực Trịnh - Nguyễn và thống nhất đất nước), và nhờ cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn trong suốt 45 (ttừ nam 1627 đến năm 1672) với bảy trận đại chiến, mà lãnh thổ Việt Nam đã bành trướng đến cực Nam của
bán đảo Hoa - Ấn: Việt Nam đã lớn lên gần gấp đơi trong vịng chưa đến 200 năm. Cũng vậy, nhờ sự chia cắt và cuộc nội chiến 1954 – 1975 và sự thống nhất quốc gia dưới chế độ Cộng Sản sau năm 1975 mà Việt Nam đã lớn lên và bành trướng khắp thế giới: ngày nay hai triệu kiều dân Việt Nam đã định cư trên gần 100 quốc gia trên thế giới và đại đa số là những quốc gia phát triển, tiến bộ nhất. Con số này sẽ tăng gấp đơi trong vịng 20 năm tới. Việt Nam đang thật sự lớn lên để hình thành một Việt-Năm-Châu và Việt Nam cũng đang hòa nhập với các nước trong vùng để hình thành một Việt Nam – Đông Nam Á, trục trung tâm của Á Châu – Thái Bình Dương.
Những cuộc nội chiến khốc liệt của hai họ Trịnh - Nguyễn đã là cơ duyên thuận tiện cho làn sóng di dân từ miền Trung đổ xuống miền Nam. Như các chúa Nguyễn, những di dân này đã ra đi về miền đất mới với tôn giáo truyền thống của họ là Đạo Phật, và như tất cả những di dân khác trên thế giới, họ mang theo một tinh thần ái quốc cao độ, một tinh thần dân tộc mãnh liệt. Cuộc xâm lăng của Thực Dân Pháp vào giữa thế kỷ 19 đã là một bằng chứng hùng hồn: Tuy sáu tỉnh Nam Bộ bị thực dân chinh phục đầu tiên, sát nhật và thống trị trực tiếp nhưng nó đã gặp phải sự kháng chiến và bất hợp tác mạnh mẽ của mọi tần lớp dân chúng, và tôn giáo của thực dân trong thời đó, là Thiên Chúa Giáo La Mã, bị tuyệt đại đa số dân chúng tẩy chay, xa lánh và vì vậy, đồng bằng sơng Cửu Long là nơi tôn giáo ngoại lại này, tuy được Thực Dân hổ trợ toàn diện trong suốt gần 100 năm, lại là nơi suy yếu, rời rạc nhất. Và nhiệm mầu thay, nơi đây, cũng là nơi các tôn giáo dân tộc được phát triển sâu rộng, mãnh liệt nhất. Và với một tốc độ khủng khiếp: chỉ trong vài tháng sau khi thành lập, đạo Cao Đài có hàng trăm ngàn tín đồ, chỉ trong vài năm sau khi khai đạo, Phật Giáo Hịa Hảo có gần một triệu tín đồ.
Trong khi đó suốt một thế kỷ truyền đạo bằng đủ mọi cách và với phương tiện lớn lao, tại lục tỉnh (khơng kể Sài Gịn và phụ cận, là nơi đô hội, dân tứ xứ đổ về), số tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ trên dưới vài trăm ngàn người. Và những người này cũng có tinh thần dân tộc, lòng ái quốc, sự khoan dung, ơn hịa, phóng khống hơn hẳn các tín hữu của họ ở những nơi khác.