Mê si: Tội ác này do sự thiếu óc phán đốn, thiếu sự nghĩ suy mà

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 132 - 133)

C/ Xây dựng một Việt nam tự do dân chủ, công bằng và nhân bản qua nổ lực thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hộ

10/ Mê si: Tội ác này do sự thiếu óc phán đốn, thiếu sự nghĩ suy mà

ra, vì vậy con người ít hay phân biệt được lẽ phải trái, bo bo giữ thiển kiến sai lầm, chẳng chịu nhìn nhận chân lý, suốt cả đời ngu muội, chỉ biết mê man theo những vật nhỏ nhen, mau tan, mau rã, chỉ biết tin bướng làm càn, khơng tìm hiểu con đường giải thốt.

Hãy xóa bỏ các điều mê tín, quy thuận theo tinh thần đạo đức, lánh chốn lầm tỉnh cơn mộng huyển, phá tan màn vơ minh che mờ tâm trí, lần bước trên con đường đạo hạnh, đi đến chỗ Bất Diệt, Bất Sanh".

Đọc xong bài thuyết pháp về Thập Ác này, ta hiểu rõ tại sao Huỳnh Phú Sổ, chỉ xuất hiện dưới hình tướng cư sĩ, khơng cạo đầu, khơng mặc áo cà sa, không ở chùa tụng kinh gỏ mõ, mà thuyết giảng Phật pháp có cả triệu tín đồ nghe theo, sống chết tu hành, cịn tăng, ni thuyết pháp thì chỉ có vài trăm người hay cả những vị danh tăng cũng chỉ có vài ngàn người nghe, mà đa ssố nghe rồi lại bỏ đó, khơng đem áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Lý do là Huỳnh Phú Sổ đã thuyết pháp đúng tâm lý con người, đúng thực trạng xã hội, đúng căn cơ, trình độ của quảng đại quần chúng, và đồng thời khơng những đúng theo giáo pháp, mà cịn triển khai sinh động, cụ thể, xác đáng những gì mà Đức Phật đã thuyết giảng vào hoàn cảnh đặc thù của con người và xã hội Việt Nam. 95 % dân chúng Việt Nam là nông dân, thợ thuyền, nội trợ, phu phen lao động, lính tráng, 4,9% cịn lại là thầy giáo, cơ giáo, tiểu thương, bn bán, học trị... tất cả đều ít học, hiểu biết rất hạn chế, chỉ có chưa đến 0,1% tạm gọi là trí thức, có trình độ, cho nên thuyết giảng cao hơn khơng cách gì làm cho quần chúng bình dân lãnh hội được và vì vậy, khơng có tác dụng đánh thức và chuyển hóa người nghe. Trong lịch sử truyền bá Phật giáo tgại Việt Nam, có lẽ Huỳnh Phú Sổ là người thuyết pháp phù hợp nhất, có ảnh hưởng nhất với quần chúng bình dân. Do đó, ta khơng lấy làm lạ khi ông trở thành nhà hoằng pháp thành công nhất trong lịch sử 2.000 năm PGVN. Ngay cả đại thiền sư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Hoàng Đế và Thái Thượng Hoàng, Tổ thứ nhất của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử và Tăng Thống của nền Phật giáo thống nhất cực thịnh đời Trần, có lẽ cũng khơng thành cơng hơn trong việc thuyết pháp và hoằng pháp.

Sau khi trình bày Tam Nghiệp và Thập Ác, Huỳnh Phú Sổ tóm lược và diễn giải bài Tứ Diệu Đế, là phần chính của bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật cho năm người đệ tử xuất gia đầu tiên của Ngài, từ đó tăng đồn Phật giáo được thành lập.

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)