Hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hịa Hảo

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 150 - 151)

D- Sơ giải về Tứ Diệu Đế:

Hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hịa Hảo

Nội dung giáo lý Huỳnh Phú Sổ giảng dạy chính là đạo Phật căn bản và nguyên thủy. Nhưng ông đã đi xa hơn, vươn tới Phật Giáo Đại Thừa với giáo lý Học Phật Tu Nhân mà Tứ Ân là nền tảng. Có thể nói, Ơng chủ trương khơng gì khác hơn là Học Phật Đạo và Hành Bồ Tát Đạo. Tất cả những ai hiểu rõ đạo Phật đều thấy được những tư tưởng Phật học rất trong sáng, giản dị chan hịa trong tất cả bài thuyết pháp của Ơng. Và Ơng, ngồi đặc tính nhấn mạnh thuyết Tứ Ân, khơng đưa ra những tư tưởng Phật học gì mới. Có nhiều lý do giải thích: thứ nhất là trình độ tín đồ nơng dân của Ơng khó hấp thụ những tư tưởng cao hơn, thứ hai hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước không cho phép những người yêu nước thiết tha, quyết liệt như Ơng chìm đắm trong những tác phẩm triết lý xa vời, thứ ba là Ông xuất hiện trên đời quá ngắn ngủi, chỉ 27 năm, và chỉ truyền đạo chưa đến bảy năm, thật ra, nếu chỉ tính những hồn cảnh cho phép Ơng thuyết giảng một cách tương đối tự do thì chưa đến một năm. Thứ tư là truyền thống Việt Nam nặng về cái tâm hơn là lý trí nên Ơng chú trọng sáng tác các bài thơ chở đạo

để đi sâu và ở lại bền vững trong mn lịng hơn là những tác phẩm siêu hình chỉ một số nhỏ trí thức là có đủ khả năng để học hỏi, nghiên cứu.

Tuy nhiên, nhiều người đã coi Phật giáo Hòa Hảo như một nền Phật giáo cải cách, một nền Phật giáo đặc thù Nam Bộ, một nền Phật giáo có tính thời đại chính là ở hình thức tín ngưỡng của PGHH mà Huỳnh Phú Sổ đã giảng dạy cho tín đồ. Đây quả thật là một cuộc cách mạng, không những trong Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới, mà còn là một cuộc cách mạng trong lịch sử tôn giáo của nhân loại.

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)