PGHH là một tông phái Phật Giáo thuần túy tu hành tại gia

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 151 - 169)

D- Sơ giải về Tứ Diệu Đế:

A/ PGHH là một tông phái Phật Giáo thuần túy tu hành tại gia

gia

Đây là một sự kiện vơ cùng đặc biệt, độc đáo. Nói đến tơn giáo, là nói đến giới tăng lữ. Nói đến Thiên Chúa giáo La mã mà khơng nói đến Giáo Hồng, các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Linh Mục, một giai cấp độc quyền trung gian giữa "Thượng đế" và các con chiên, là chưa nói đến gì cả. Ngay cả Tin Lành, tự thân là một cuộc cách mạng tôn giáo, cũng không thể thiếu các mục sư. Phật giáo là tơn giáo có một đồn thể tăng lữ độc thân sớm nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại và cũng là tơn giáo khai phóng nhất, tự do nhất, bình đẳng nhất, thế nhưng vẫn khơng thể thiếu một tầng lớp tu sĩ, là các tăng ni, hay gọi chung là tăng già.

Trải qua 25 thế kỷ, trong Phật giáo đã xuất hiện hàng chục tông phái khác nhau, chủ xướng những quan điểm tu tập không giống nhau nhưng dù khác biệt từ giáo lý đến nghi lễ, không một sự phân nhánh và phát triển nào của Phật giáo lại đi ra ngồi cái thơng lệ là lấy giới tăng sĩ xuất gia làm cái chủ lực và tầng lớp lãnh đạo. Dù về mặt tư tưởng, đã xuất hiện rất sớm kinh Duy Ma Cật, đề cao tột đỉnh một vị cư sĩ, có trình độ Phật học và chứng đắc vượt xa tất cả đại đệ tử của Đức Phật, nhưng về mặt tôn giáo, vẫn chưa xuất hiện nổi một tông phái lớn và tồn tại lâu dài, mà trong đó chỉ có cư sĩ mà khơng có tăng sĩ. Huỳnh Phú Sổ và PGHH là một tông phái Phật giáo rất đặc biệt không những của PGVN mà còn của Phật giáo thế giới, và suốt 2.500 năm lịch sử Phật giáo mới xuất hiện một tông phái đặc biệt do cư sĩ sáng lập, quy tụ được 3 triệu tín đồ và tồn tại gần 60 năm, kế bị sự cấm đoán nghiệt ngã của bạo quyền.

Huỳnh Phú Sổ ra đời trong hồn cảnh suy vi, thối hóa trầm trọng của Phật giáo Việt Nam và hình ảnh người tăng sĩ là một hình ảnh tiêu cực, thấp kém trong xã hội. Việc Ông cạo đầu xuất gia làm tăng sĩ và cải cách Phật giáo dưới hình tướng của một tăng sĩ là việc Ơng có thể làm dễ dàng. Và thật sự cuộc đời Ông đã sống như một tăng sĩ: độc thân, khơng tình ái nam nữ, ăn chay trường, và dành tất cả cuộc đời cho việc hoằng pháp, độ sinh.

Tuy nhiên Ơng đã khơng xuất gia tu tại một ngôi chùa mà xuất hiện như một cư sĩ, một Phật tử tại gia thuyết pháp ngay tại nhà và dấn thân vào đời như một nhà ái quốc, một chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt là dù mang hình tướng cư sĩ, nhưng tâm thức và hạnh nguyện của Ông là tâm thức và hạnh nguyện của một tăng sĩ: "Cởi áo cà sa khoác chiến bào... Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. đền xong nợ nước thù nhà. Thiền mơn trở gót Phật Đà

nam mơ..." Việc giữ ngun hình tướng cư sĩ đã cho ông một không gian hành hoạt vô giới hạn, đi từ một "giáo chủ", một vị tổ của một tông phái Phật giáo, đến vai trò chủ tịch một Mặt Trận kháng chiến, linh hồn sáng lập một chính đảng và tư lịnh tối cao của một lực lượng quân sự.

Do việc ông là cư sĩ và đã tạo nên một nền Phật giáo cải cách, mới lạ, cấp tiến, vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống, quen thuộc của Phật giáo nên đã khơng có sự tham gia của tăng ni v các tín đồ của Ơng đều là những Phật tử tại gia. Nhưng khơng vì thế mà Ơng bài bác sự xuất gia, trái lại ông đã viết về hạng Phật tử xuất gia một cách rất trân trọng, ca ngợi, tán dương chư tăng, ni đúng với hình ảnh tăng già thời Đức Phật, như Ông đã viết trong cuốn Những Điều Sơ Lược Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền:

"Đạo Phật từ xưa đến nay luôn luôn phân làm hai hạng người: 1) Hạng xuất gia,

2) Hạng tại gia.

Hạng xuất gia gồm có các nhà sư hay những ni cơ đã hồn tồn ly khai với gia đình, quê hương, bè bạn, dựa thân vào cửa thiền hoặc núi non am cốc, hằng ngày chỉ chuyên lo kinh kệ, săn sóc cảnh già lam, trau luyện đức lành, dồi mài trí tuệ hầu giảng giải cho bá tánh, thập phương nghe để quay đầu hướng thiện quy y Phật pháp, khơng cịn thiết đến việc đời. Gia đình nhà cửa của nhà sư là cả thế gian, thân quyến nhà sư là khắp cả nhân loại đại đồng. Đó là hạng người dốc tu cho mau thành Phật quả, thoát kiếp luân hồi".

Một cách ngắn gọn, Ông đã tóm lược đầy đủ và xuất sắc lý tưởng, phẩm hạnh, đạo đức, đời sống của người xuất gia. Và dù thực tế thời đó khơng được tốt đẹp, cao cả như thế, đa phần hạng xuất gia, do thất học, không được giáo dục, huấn luyện nghiêm túc, đầy đủ, đã trở thành những ông thầy cúng thấp kém. Nhưng cái hay của Huỳnh Phú Sổ là Ông chỉ ca ngợi cái hình ảnh cao đẹp, chớ khơng đã kích thực tế tiêu cực của giới tăng sĩ. Ông đã rất sáng suốt khơng tạo sự bất hịa, xung khắc, xa cách giữa tăng sĩ và cư sĩ. ông chú trọng vào quần chúng nơng dân, đánh thức họ, chuyển hóa họ thành những Phật tử gương mẫu, phục tùng, tơn kính Ơng như là giáo chủ, nhưng vẫn tơn kính chư tăng, ni.

Sau khi ca ngợi chân thành người xuất gia, ông cũng ca ngợi nhiệt liệt người tại gia và khơi dậy tinh thần ái quốc, tinh thần trách nhiệm, đối với tổ quốc, đồng bào, xã hội và gia đình, cũng như khơi dây tinh thần đạo đức, hướng thiện và lý tưởng giải thoát, giác ngộ của người Phật tử tại gia. Trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có ai viết về người Phật tử tại gia, một cách tơn kính, u thương và chứa chan hy vọng như Huỳnh Phú Sổ đã viết, cũng như chưa ai nói đến tâm trạng của người tại gia một cách chính xác, đầy đủ như Ơng đã nói:

"Hạng tại gia gồm tất cả đại chúng, tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ

những điều kiện xuất gia, vì cảm thấy mình cịn nặng nợ với non sông, tổ quốc, với gia đình, với đồng bào xã hội, nên chưa thể làm như các nhà sư hay ni cô đặng. Tuy nhiên họ cũng sẵn sàng hoan nghênh ca tụng lý tưởng

từ bi bác ái đại đồng của nhà Phật và luật Nhân Quả do Phật thuyết ra. Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ đức Phật, phát nguyệt quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh răn lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát. Đây là hạng người học Phật tu Nhân.

Bàn xét như trên, thấy rằng toàn thể trong đạo chúng ta thuộc hạng tại gia cư sĩ, học Phật tu Nhân vậy".

Chỉ trong một trang giấy, ơng đã trình bày một cách súc tích, đầy đủ,

chính xác những đặc tính của tứ chúng, tức bốn hạng đệ tử của đức Phật, là hạng xuất gia tăng (tỳ kheo) và ni (tỳ kheo ni) cùng hạng Phật tử tại gia, bao gồm cả thiện nam (ưu bà tắc) và tín nữ (ưu bà di).

Khơng có tăng, ni xuất gia là một đặc điểm lớn của tông phái PGHH và không xây chùa chiền là một nét đặc thù lớn của tông phái này.

Đã có những thời đại, Phật giáo suy đồi vì giai tầng tăng lữ được ưu đãi quá đáng, nên nhiều người đã xuất gia mà không được tuyển chọn và giáo dục kỹ càng, cuối cùng đã trở nên một tập thể quá đông, quá ô hợp, thiếu phẩm chất đạo hạnh và trí tuệ của tăng già chân chính. Cũng đã có những thời đại, mọi tiềm lực trong nước bị phung phí vào việc xây chùa, đúc tượng, trong khi đó việc xây dựng đường sá, cầu cống, mở mang hệ thống giáo dục và y tế bị xao lãng.

Cũng có những thời đại nội dung Phật học, Phật pháp và bản chất trí tuệ, giác ngộ của đạo Phật bị lu mờ, thay vào đó là sự phơ trương các hình tướng, hình thức, sự hưng thịnh của việc lễ bái, cầu xin và sự lan tràn của nạn mê tín dị đoan. Vào các thập niên đầu của thế kỷ 20, cũng như cho đến những năm cuối cùng này của thế kỷ, Phật giáo Việt Nam đã chịu cả ba thứ "pháp nạn" này: tăng, ni thiếu phẩm chất, chùa chiền khơng cịn là trung tâm tu dưỡng tâm linh và Phật giáo bị thối hóa, trở thành một tơn giáo mê tín, tầm thường, thấp kém, như các tơn giáo khác.

Thay vì thờ lạy, cầu xin Thượng Đế ,Chúa Trời, Chúa Giê Su, Đức Mẹ Maria, v.v... Phật tử thờ lạy, cầu xin chư Phật, Bồ Tát. Thay vì tin ở thiên đàng, địa ngục, Phật tử tin ở Tây Phương Cực Lạc và các cảnh giới địa ngục.

Hình ảnh đức Phật lịch sử có thật, là Phật Thích Ca, như một đạo sư, một vị Thầy, bị lu mờ và biến mất. Thay vào đó là hình ảnh của đức Phật A Di Đà, một Đức Phật thần thoại, chưa bao giờ có thật trong lịch sử, được tơn vinh thành một thứ thượng đế tồn năng, có khả năng cứu độ nhiệm mầu, chỉ cần thành tâm nhiệm danh hiệu Ngài là được về cõi Tây Phương Cực Lạc, một thứ thiên đàng nhiều vui thú.

Bất chấp luật nhân quả, luân hồi. Và từ đó người Phật tử trở thành những "con chiên", nghĩa là những con cừu, ngoan ngoãn, dễ bảo, lười biếng.

Họ khơng cịn là những đứa con tinh thần của Đức Phật, vì họ khơng cịn thực hành lời dạy của Ngài là hãy dũng mãnh tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình tinh tấn tu học để ngộ nhập tuệ giác Phật, nghĩa là tự mình giác ngộ và trở thành Phật. Họ cũng khơng cịn là đệ tử của các vị Bồ Tát, đi vào cõi

khổ đau để cứu khổ ban vui, mà chỉ mong trốn chạy thế giới đau khổ để an hưởng trong cõi Cực Lạc. Đúng là "càng tu càng phát triển lòng tham" và "càng tu càng tự chứng tỏ mình là người mê tín".

Huỳnh Phú Sổ, trước tình trạng suy đồi tồn diện của Phật giáo, đã cố gắng tạo một hình thức tơn giáo mới cho đạo Phật, giản dị hơn, trong sáng hơn, hợp thời hơn. Không quy hướng về giới tăng lữ, ông lấy người Phật tử tại gia làm trung tâm và xây dựng mỗi tín đồ thành một người tu hành chân thật, không bị nơ lệ trong danh sắc hình tướng.

Khơng xây dựng thêm chùa chiền mới nhưng Ơng đã thật sự xây dựng nhiều ngơi chùa nhất trong lịch sử Phật giáo VN: mỗi mái nhà của tín đồ là một ngơi chùa, mỗi gia đình Phật tử là một "tăng thân" tu học. Ông đưa đạo Phật đến tận mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi mái nhà.

Mỗi người tự trực tiếp thực hành đạo Phật trong mỗi giây phút của cuộc đời mình, khơng cần trung gian của tăng, ni và khơng cần hình tướng của chùa chiền, hình tượng, chng mõ.

Đây là hướng đi tất yếu của nền Phật giáo thời đại và của mọi tôn giáo trong thế kỷ 21 sắp tới. Bởi vì, như đức Phật đã khai mở và vinh danh Con Người, như là những cá thể độc đáo, tự do và mầu nhiệm, cách đây 25 thế kỷ, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, xã hội ngày nay và trong tương lai gần sẽ tôn vinh đến tuyệt đỉnh con người, và cho mỗi cá nhân quyền năng vô hạn để tự chủ, tự lựa chọn, tự khẳng định, tự thăng hóa và tự giải phóng.

B/Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện & sự ăn ở, giao tiếp, sinh hoạt của tín đồ PGHH giao tiếp, sinh hoạt của tín đồ PGHH

Trong bài "Cách thờ phượng, hành lễ và sự ăn ở của một tín đồ PGHH", viết tại Sài Gịn vào đầu năm 1945, Huỳnh Phú Sổ, khi đó chỉ mới 26 tuổi, đã có những nhận định dứt khoát, minh bạch và những cải cách quan trọng, mạnh dạn như sau:

"Thờ Phượng.

Từ trước đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình tượng. đành rằng vì tơn kính đấng Từ Bi mới làm ra thờ phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế chúng ta khơng có ý hủy báng sự phượng thờ của các chùa chiền. Cách thờ phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa, nên thờ đơn giản cho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn, hơn ở vào sự hào nhống bề ngồi.

Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của đức Phật Thầy Tây An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tơn chỉ của đức Phật, nên tồn thể trong đạo đổi lại màu đà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu đà để biểu hiện cho sư thốt tục của mình, và mà ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hịa hiệp của nhân loại khơng phân biệt

chủng tộc và cá nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật.

Nếu trong nhà chật, nội bàn Thông Thiên với một lư hương khơng cũng được, bởi vì sự tu hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh hơn là do sự lễ bái ở ngồi. Cịn người nào có cốt Phật trong nhà để vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi.

Kẻ nào phải ở chung đậu với người khác khơng có tu hiền hay khơng cùng một đạo với mình hoặc nhà cửa nhỏ hẹp q khơng có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán (tẩy) mùi uế trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ơng bà cúng món chi cũng đặng.

Ngồi sự thờ Phật, tổ tiên, ơng bà, cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình khơng rõ căn tích.

Hành Lễ

Chỉ thờ lạy đức Phật, tổ tiên, ơng bà, cha mẹ lúc cịn sống và các vị anh hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thơi. Tất cả các hành động trong đạo hay ngoài đời, trước khi làm điều gì phải tính tốn một cách cẩn thận, đừng làm chuyện ngông cuồng vô ý thức. Một đừng ỷ lại vào kẻ mạnh, hai đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thần Thánh, ba đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thầy mình. Ln ln, lúc nào cũng phải nhớ câu Nhơn quả của Phật dạy, nếu Nhơn tồn thiện thì Quả cũng sẽ do đó được tồn thiện vậy. Kẻ nào hành động ngông cuồng không suy xét cẩn thận để ến nổi thất bại đem đến sự khó khăn, khổ não rồi trách cứ kẻ mạnh sao khơng cứu mình, Thầy sao khơng giúp mình, Trời Phật sao khơng độ mình, thì sự lầm lạc ấy rất đáng thương hại.

Mỗi người hãy nên lấy trí thơng minh nhận xét đạo lý hay lời nói của Thầy mình, chớ đừng lấy đức tin thọ lãnh những lời nói đó trong khi mình chưa hỏi tường tận. Như thế, mình mới có thể tấn hóa trên con đường đạo đức.

Những điều sơ lược giải thích trên đây, mong rằng toàn thể trong đạo hãy suy gẫm kỹ càng và thực hiện để bài trừ sự mê tín ngơng cuồng của thiểu số người trong đạo, làm cho tư tưởng thiện hòa của Phật đạo được phát triển mau chóng".

Từ ngàn xưa cho đến năm 1945, khơng có một nhà lãnh đạo tôn giáo

Việt Nam nào đã đưa ra những lời khuyên dạy tiến bộ, tự do, khai phóng, chí lý, sâu sắc, nhưng cũng vô cùng giản dị như thế. Những tư tưởng này hết sức thích hợp cho Phật tử ngày nay và đặc biệt là vẫn thể hiện trung thực,

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 151 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)