Lâm Yên Tử đời Trần

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 99 - 101)

C/ Truyền thống đạo pháp và dân tộc

Lâm Yên Tử đời Trần

Huỳnh Phú Sổ tiếp nối truyền thống Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần mang đặc chất Phật Giáo Việt Nam chân truyền, nhập thế tích cực, yêu nước cao độ, thuần túy dân tộc, hưng thịnh sâu rộng trong nhân gian. Ông đã tiếp nối giòng sinh mệnh Việt Phật, khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, một nền đạo học tâm linh và luân lý đạo đức xã hội đặc thù dân tộc, nhằm phục vụ quảng đại quần chúng và mang đầy hương sắc của văn hóa Việt Nam.

Ơng đã thành công trong việc đưa Phật pháp vào tận mỗi nông dân, mỗi gia đình, xây dựng họ thành những công dân đạo đức, hữu dụng cho quốc gia dân tộc, và không những thế trao cho họ một tinh thần dân tộc, ái quốc cao độ, một niềm kiêu hãnh về nguồn gốc và lịch sử giống nòi, phá bỏ mặc cảm tự ti đối với ngoại nhân. Với đạo Phật siêu việt, đã được Ông chế biến một cách tài tình thành pháp mơn Học Phật Tu Nhân, với nền tảng là thuyết Tứ Ấn, và hơn thế nữa, đã được Ơng hiện đại hóa một cách xuất chúng nên mỗi tín đồ PGHH đã đưa trao một nội dung Phật chất trong sáng, thực tế, khả dụng và chính thời đại và quê hương cũng được trao cho một nội dung Phật chất mang tính từ bi, bình đẳng, trí tuệ và giải thốt có thể áp dụng trong mọi lãnh vực sinh hoạt từ chính trị, bang giao quốc tế đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức và mơi sinh.

Phật giáo là nền tảng của PGHH bởi vì Huỳnh Phú Sổ lựa chọn con

đường: "Nối theo chí Thích Ca ngày trước" để "Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý,

coi tại sao ta phải tu hành". Lựa chọn Phật đạo để tu hành là một sự lựa

chọn trí tuệ, khơn ngoan, khoa học, hợp truyền thống đạo lý dân tộc và cũng hợp thời đại. Với Phật đạo Ơng đã có một truyền thống giải thoát tâm linh hơn 25 thế kỷ với một rừng kinh điển phong phú, cao siêu nhất mà không một tơn giáo nào có thể ngang hàng, và đồng thời Ơng cũng có một truyền thống tín ngưỡng sâu dày hai ngàn năm trên quê hương Việt Nam, không một tôn giáo nào khác có thể so sánh. Nhưng không những thế, Ơng cịn mang thêm tinh thần Nho Giáo, Lão Giáo và những tinh thần đặc thù của

dân tộc: Tam giáo đồng nguyên trong tình tự dân tộc, đó là nét đặc sắc của PGHH.

Sự tổng hợp này khơng làm PGHH mang tính cách ba phải, hổn tạp vì nó được xây dựng một cách dứt khoát, vững chắc và ưu việt trên nền tàng Phật đạo, Nho, Lão chỉ là những yếu tố phụ được thêm vào cho phù hợp với truyền thống bao dung và tổng hợp văn hóa của Việt Nam, như công thức Tam giáo đồng nguyên đời Trần.

Nếu Phật đạo mất đi thế đứng trung tâm và chủ đạo thì cơng thức này sẽ tan vỡ vì Nho, Lão hay bất cứ một tơn giáo, một ý hệ nào khác mà ưu thắng thì cũng đều khơng đủ sự bao dung, khai phóng và hùng lực để dung chứa và tổng hợp tất cả. Trong lịch sử Việt Nam, sự ưu thắng của Nho giáo trong thời Lên, Nguyễn là một đại họa cho dân tộc và thực chất chỉ là sự Hán hóa, nơ lệ hóa Việt Nam về mặt văn hóa, tơn giáo, tư tưởng, họa thuật mà thơi. Và đó là nguồn gốc của các thảm họa trong suốt 200 năm nay khi Việt Nam phải đối diện với Tây Phương.

Tuy cùng xuất phát từ ấn Độ và Trung Hoa nhưng tam giáo Phật, Nho, Lão đã ăn sâu vào tâm hồn, nếp sống của con người và xã hội Việt Nam sau 20 thế kỷ thích nghi, hội nhập và hịa đồng vào truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam. Trong sự hịa hợp tam giáo này, Phật giáo là chủ đạo bao trùm tất cả, tổng hợp, điều hịa tất cả, vừa là nền móng, vừa là bầu khí tinh thần, tâm linh của quốc gia, trong khi đó Nho giáo được xử dụng trong lãnh vực luân thường đạo lý, xử thế tiếp vật của cuộc sống thực tế và Lão giáo được tiếp thu qua nhân sinh quan tự tại, an nhàn, siêu thốt, hịa hợp với thiên nhiên, hòa đồng với vũ trụ. Trên căn bản tam giáo đẹp đẽ, phong phú và hoàn hảo này, một đạo dân tộc là Phật Giáo Hòa Hảo đã ra đời như một sản vật tiêu biểu, đặc thù, như một đứa con có đầy đủ tinh hoa của tổ tiên, giịng họ, của truyền thống văn hóa Việt Nam.

Học Phật Tu Nhân gắn liền với đạo làm người của Khổng giáo: "Khuyên

trai gái học theo Khổng Mạnh, Sách thánh hiền dạy đạo làm người" (Kệ

Dân). Tuy khác xa về mực độ tâm linh, nhưng ở bình diện luân lý đạo đức xã hội thì đạo nhân của Khổng giáo rất gần gủi với quan niệm từ bi của đạo Phật và tánh thiện của mọi người khi mới sinh ra mà Khổng Tử đã dạy không khác bao xa với quan niệm tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng

như nhau mà Phật Thích Ca đã thuyết giảng: "Sách Thánh đạo ghi trong

Tam Tự, Người mới sanh tánh thiện trời dành" (Giác Mê Tâm Kệ). Tam

cương (quan hệ vua tơi, thầy trị, cha con), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) hay tam tịng (theo cha, theo chồng, theo con) và tứ đức (công,

dung, ngôn, hạnh) của người phụ nữ theo Nho giáo khơng khác gì nhiều với bi, trí, dũng của đạo Phật và những nguyên tắc đạo lý chi phối mối quan hệ gia đình, xã hội mà Đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh.

Những khuôn phép luân lý Khổng Mạnh, cũng như những giáo lý cao siêu Phật giáo, được Huỳnh Phú Sổ giới thiệu cho quần chúng bình dân một

cách rất giản dị nhưng đầy đủ; "Đi thưa, về cũng phải trình. Cơng dung ngơn

hạnh thân mình phải trau", "Chữ Thánh Hiền mới được nơm na. Ta thỏa chí hơ hào trung nghĩa...". Điểm đặc sắc và siêu việt của Huỳnh Phú Sổ là Ông

đã giới thiệu một đạo Việt-Phật, một Đạo Phật thuần túy Việt Nam, không lai căng, không nô lệ Phật giáo ấn Độ, Trung Hoa, cũng như một quan niệm Việt-Nho, Nho giáo Việt Nam, thoát khỏi mọi xiềng xích của giáo điều Nho giáo từ chương, ước lệ của Hán Tộc, nhất là quan niệm trung quân mù quáng, để quy hướng về quan niệm ái quốc, hiếu nghĩa của đạo lý dân gian Việt Nam.

Điểm đặc thù của văn hóa Việt Nam, mà PGHH là một bằng chứng sinh động, là sự tổng hợp, dung hòa nhiều nguồn tư tưởng, văn hóa, tơn giáo khác biệt nhau. Dung hịa Khổng giáo nhập thế tích cực qua hình ảnh mẫu người quân tử xông pha phụng sự xã hội với quan niệm vô vi xuất thế của Lão giáo qua hình ảnh bồng lai tiên cảnh là nét tiêu biểu của tâm thức Việt

Nam, mà Huỳnh Phú Sổ đã cảm nhận trọn vẹn: "Ráng kiếm chỗ tầm tiên

lánh tục, Người ở đời phải được lòng trong" (Giác Mê Tâm Kệ), "Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, Cùc tùng phong nguyệt mới vui sao. Chốn phồn hoa trót bước chân vào, Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết" (Thốt Vịng Danh

Lợi), "Ngồi trên đảnh núi Liên Đài, Tu hành tầm đạo một mai cứu đời... kể từ

tiên cảnh ta về, Non Bồng ta ở dựa kề mấy năm" (Bài Tự Thán).

Có thể nói những tinh hoa của đạo học đông Phương, những tinh hoa của văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý của truyền thống Việt Nam đều đã được tiếp thụ, dung hóa, hịa hợp một cách mỹ mãn trọn vẹn trong PGHH. Thiên tài của Huỳnh Phú Sổ là vừa giới thiệu hàng triệu nông dân Việt Nam những hương vị tinh khiết, đậm đà, cao siêu, có hàng ngàn năm lịch sự, của các tôn giáo lớn tại á đông cũng như của truyền thống dân tộc, và vừa khai sáng một tông phái Phật giáo mới, một đạo dân tộc mới, giản dị, trong sáng, đầy đủ, hồn hoảo, rất thích nghi với đời sống văn minh hiện đại và cũng rất phù hợp với thời đại.

Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ không những đã hiện đại hóa Phật giáo, mà

cịn hiện đại hóa Tam giáo Phật, Khổng, Lão, và hiện đại hóa cả truyền thống văn hóa, tơn giáo, ln lý, đạo đức Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bồ-tát-HUỲNH-PHÚ-SỔ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)