C/ Truyền thống đạo pháp và dân tộc
3/ Loại bỏ các nghi lễ lai căng, phù phiếm, rườm rà, vụ hình thức Việt hóa và giản dị hóa nghi thức thờ phượng
hình thức. Việt hóa và giản dị hóa nghi thức thờ phượng
Mặc dù các hội Phật học trong các thập niên 30, 40 và các giáo hội Phật giáo từ thập niên 50 đến ngày nay khơng ngừng nổ lực Việt hóa và giản dị hóa các nghi lễ nhưng PGVN trong cuối thế kỷ 20 vẫn cịn những lễ nghi, hình thức lai căng, lạc hậu, rườm rà, phù phiếm, vô nghĩa. Ngay cả nghi lễ tụng niệm hàng ngày của chư tăng ni trong các giờ công phu sáng sớm và ban đêm, coi như là cơng việc chính của đa số tăng ni, thì như thầy Thanh Từ cho biết đó là những nghi lễ của Trung Hoa được sáng chế trong thời nhà Thanh, là thời phật giáo suy đồi, bị Lạt Ma giáo xâm nhập, hủ hóa làm cho biết chất trí tuệ cố hữu của đạo Phật. Như các kinh tụng vẫn tụng những bài kinh dài bằng tiếng Phạn, diễn âm qua tiếng Tàu, nhiều người khơng hiểu gì cả nhưng vẫn tụng đọc say sưa.
Ngay tại Tây Tạng, là đất của Mật Tông với nhiều thần chú, nhưng đa số cũng chỉ tụng câu Om Mani Padme Hum thơi, chỉ có sáu chữ, và có nghĩa là sự hợp nhất, không thể phân ly giữa Mani, Viên Ngọc Như ý, tượng trưng cho Đại Từ Bi và Padme, Bơng Sen, tượng trưng cho Đại Trí Tuệ (Phạm Cơng Thiện: Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Bông Sen số 20), trong khi đó PGVN lại
tụng chú Đại Bi bằng "song ngữ" Phạn-Hán: "Nam Mô hắc ra đát na đá ra dạ
da..." cả hàng ngàn chữn vô nghĩa, hay chú Lăng Nghiêm: "Nam Mô tát đát tha tô già đa da ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa, tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam..." Tiếng gì vậy? Ngay cả những người có bằng tiếng sĩ ngơn ngữ
học tiếng Phạn chắc cũng không hiểu nổi cái lối diễn âm này của mấy ông ba Tàu đời nhà Thanh.
Hay Bát Nhã Tâm Kinh, trong Nghi Thức Tụng Niệm Thống Nhất được xử dụng trong các chùa hiện nay, cũng không được dịch ra tiếng Việt và kết thúc bằng câu: "Yết đế yết đế Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha" chẳng ai hiểu gì, trong khi nguyên văn Pali là: Gate gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha (tạm dịch là Vượt, vượt, vượt qua, vượt đến bờ bên kia. Giác Ngộ. Ta đã tới nơi rồi). Thần chú, nếu thật là linh nghiệm, thì chỉ có thể là những câu ngắn. Phật, Bồ Tát có tha tâm thơng, thiên nhỉ thơng khơng những có thể nghe và hiểu mọi tiếng nói mà cịn nghe và hiểu cả tâm tưởng, tư duy sâu thẳm nhất của mọi loài chúng sanh, hà tất phải tụng bằng tiếng Phạn, tiếng Tàu mới là linh nghiệm hay sao?
Các nghi lễ Việt Nam như "Lục Thời Sám Hối" do vua và đại thiền sư Trần Thái Tông sáng chế và áp dụng trong thời nhà Trần, kể từ đời Minh thuộc từ đầu thế kỷ 15 trở về sau, cũng như bộ luật Hồng Đức, đều bị những kẻ nô lệ, tay sai văn hóa Tàu tiêu hủy, thay vào đó là các nghi lễ, luật lệ Trung Hoa, và tệ nhất là kể từ đời nhà Nguyễn, từ bộ luật Gia Long đến các nghi lễ Phật giáo đều bắt chước lập khuôn theo luật lệ, nghi lễ nhà Thanh. Điều mỉa mai là Nhà Thanh cũng không phải là Trung Hoa mà chính là người
Mãn Châu đến đô hộ, thống trị người Tàu và đã áp đặt những luật lệ khắc nghiệt và những lễ nghi lai căng, hổn tạp lên chính nhân dân Trung Hoa. Vua quan, tăng ni kém cỏi, yếu hèn Việt Nam thời Nhà Nguyễn ăn cắp hết tất cả những cặn bã và thuốc độc này để tôn thờ, quỳ lạy, tụng đọc, nhai nuốt mỗi ngày, suốt hàng trăm năm nay. Các danh tăng VN đều hiểu rõ tệ đoan độc hại này, nhưng đao số lại làm lơ, hay có lên tiếng, cũng lên tiếng yếu ớt, cho có lệ.
Nhưng Huỳnh Phú Sổ đã không thể nào chấp nhận những thứ tà giáo và lai căng. ông đã tuyên chiến với chúng, thủ tiêu, bày trừ tận gốc và đưa ra những hình thức nghi lễ mới, hồn tồn Việt Nam, hồn toàn dân tộc và rất phù hợp với Phật Giáo thời Đức Phật còn tại thế.
Theo sự chỉ dạy của ơng, tín đồ PGHH chỉ đặt trong nhà một cái bàn thờ, trên thờ Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng, Anh Hùng Dân Tộc, dưới thờ tổ tiên cha mẹ đã qua đời. Khơng có hình, tượng, chng, mõ, chỉ thờ một tấm trần điều màu đà, biểu tượng hòa hợp màu sắc, tượng trưng cho màu dân tộc và theo truyền thống Thiền VN. Trên bàn thờ chỉ có nhang đèn, nước lã và bơng hoa. Lúc thờ cúng họ chỉ lâm râm đọc những bài kinh, lời nguyện, hồn tồn bằng tiếng Việt, chớ khơng trổi giọng ngâm nga ê a hay khua chuông gõ mõ ồn ào. Mỗi ngày họ nguyện hai lần sáng, tối. Ngồi trời, họ có một bàn thờ nhỏ, gọi là bàn thờ thông thiên đặt trước nhà, buổi tối, cả gia đình đều cúng lạy, đọc kinh, cầu nguyện trong im lặng, trang nghiêm, hết sức tinh khiết, giản dị.
Huỳnh Phú Sổ còn muốn giản dị hơn nữa: "đi làm ruộng đến thời cúng,
ngó về hướng Tây, nguyện rồi xá bốn hướng. Còn đi xa nhà thì nguyện tưởng trong tâm cũng được" (Bài Đi Xa Nhà) hay "Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà. Phật bất chấp không nài thời khắc" (bài Giác Mê Tâm Kệ). ơng cịn
chỉ dạy rất chí lý và trước các vị danh tăng Thiện Hoa, Thanh Từ hàng chục năm, ơng đã dạy tín đồ biết rõ tu là sửa, là trau chuốt tâm mình cho trong
sạch, thanh tịnh, cải đổi tính tình mình cho ngay thẳng, hiền lương: "Sự tu
hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh, hơn là do sự lễ bái ở ngoài... kẻ nào ở chung đậu với người khác không có tu hiền, hoặc nhà cửa nhỏ hẹp quá khơng có chỗ thờ phượng thì đến giờ cúng kiến, chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng được" (bài Thờ Phượng). Coi trọng cái tâm và không chấp
vào mọi hình thức là điều Đức Phật thường khuyên răn đệ tử. Có một tỳ kheo vì bị tâm dâm dục chi phối, ông đã dũng mãnh cầm dao cắt đứt bộ
phận sinh dục của mình. Phật nghe chuyện liền quở rằng: "Cái đáng cắt bỏ
(là tâm dâm dục) thì lại khơng cắt, mà lại đi cắt cái không đáng cắt bỏ".
Không những giản dị tối nghi lễ, ơng cịn khun mọi người đơn giản hóa các việc tang lễ, hôn nhân, là những điều gây tốn kém, lãng phí rất nhiều. Theo đúng lời Phật dạy, và cũng là tục lệ của các nước văn minh ngày nay, ơng khun tín đồ khơng nên la khóc thảm thiết hay kèn trống ồn ào hay cúng kiếng linh đình trong đám tang, chỉ lâm râm cầu nguyện cho người quá cố được siêu thốt. Về hơn nhân, ơng dạy tín đồ phải bỏ nạn ép duyên, lệ thách tiền cheo và lễ vật, bớt sự ăn uống linh đình. ơng cũng bài trừ, chỉ
trích lệ đem lễ vật, đồ cúng: "Tới với ta chớ đem đồ cúng, chỉ đem theo hai
chữ thành lòng".
Điểm đặc biệt nữa là ông chủ trương không cất chùa, đúc tượng, khơng thờ hình tượng nào, kể cả hình của chư Phật. Điều này rất đúng với lời Phật dạy: Đức Phật đã cấm các đệ tử và tín đồ thờ hình ảnh của Ngài. Lý do
rất dễ hiểu: đức Phật là một đạo sư, một "Thiên Nhân Sư" (thầy của Người
và Trời), chớ không phải là thần linh. Ngài muốn chúng ta tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình là hải đảo, là nơi nương tựa của mình, tự mình nổ lực tu tập theo con đười Trí Tuệ, Giải Thốt của Ngài, chớ không muốn chúng ta ươn hèn, lười biếng cầu khẩn Ngài như nhân loại thời đó cũng như các tôn giáo độc thần, hay đa thần xưa nay chỉ biết tế lễ, cầu nguyện, chớ khơng biết tu tập và tự mình chứng đắc, giác ngộ. Sự khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác là ở chỗ cốt tủy này. Tiếc rằng ngày nay, đa số tăng, ni, phật tử cũng chỉ nhìn Ngài như một ơng thần, hối lộ cho Ngài một ít nhang đèn, hoa quả, và cầu xin Ngài đủ thứ, chẳng khác gì tín đồ các tà đạo.
Tu chính là sửa, sửa trước hết là giảm bớt và lần hồi dứt bỏ lòng tham. Tu theo kiểu cúng kiến, lễ bái, cầu xin như lối tu của số lớn phật tử ngày nay chỉ tăng thêm lịng tham và vì vậy chẳng sửa được gì. Các thầy Thiện Hoa, Thanh Từ, Từ Thông... đã giảng dạy, phê phán lối tu tham lam, lười biếng này biết bao năm nay... Nhưng trước các vị danh tăng này, Huỳnh Phú Sổ đã giảng dạy, phê phán mạnh mẽ, quyết liệt hơn rất nhiều:
"Chúng đục đẽo những cây với vủi. đắp xi măng sơn phết đặt tên. Ngục A Tỳ dựa kế một bên. Chờ những kẻ tu hành giả dối. Khuyên sư, vãi mau mau cải hối. Làm vơ vi Chánh Đạo mới mầu. Đạo Thích Ca nhiều nẽo cao sâu. Hãy tìm kiếm cái khơng mới có. Ngơi Tam Bảo hãy thờ Trần Đỏ. Tạo làm chi những cốt với hình. Khùng nói cho già trẻ làm tin. Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú" (Kệ Dân Của Người Khùng).
Cũng như Đức Phật, như Lục Tổ Huệ Năng, như Quốc Sư Phù Vân cầm tay yêu thương, trièu mến nói với vua Trần Thái Tơng: "Trong núi vốn khơng có Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lại và trí tuệ thức tỉnh thí đó chính là Phật, chớ khơng cần phải đi tìm cầu cực nhọc ở bên ngoài". Huỳnh Phú Sổ khẳng định chắc nịch chân lý này, cốt tủy của Thiền Tông và tinh hoa
của Đạo Phật: "Vậy hãy mau tầm đạo Thích Ca. Phật tại Tâm chớ có đâu xa"
(Kệ Dân...). Khi nói những câu khẳng định xuất thần này, ơng vừa đúng 20 tuổi và tôi quả quyết ông đã ngộ đạo.
Cảm thương chúng sanh tu hành mê muội, ông đã cảnh tỉnh, một cách dữ dội, quyết liệt, như các thiền sư phải vun gậy đánh học trò ngu mê của mình:
"Học tả đạo làm điều tà mị. Theo dị đoan cúng kiếng tinh tà... Trong sáu tỉnh nhiều điều tà mị. Tu hành mà vị kỷ quá chừng... Kẻ nghèo khó hụt tiền thiếu gạo. Mở lòng nhơn tiếp rước mới là. Làm hiền lành hơn tụng hơ hà. Hãy tưởng Phật hay hơ ó ré. Đã chánh đạo thêm cịn sức khỏe. Đặng ni cha dưỡng mẹ cho tròn... Lũ thầy đám hay làm trò khỉ, mượn kinh luân tụng mướn ăn tiền. Chốn Diêm đình ghi tội liên miên, mà tăng chúng nào đâu có
rõ. Theo Thần Tú tạo nhiều chng mõ, Từ xưa nay có mấy ai thành? Phật từ bi độ tử độ sanh, Là độ kẻ hiền lương nhơn ái.
Xá với phướng là trò kỳ quái, Làm trai đàn che miệng thế gian. Kẻ vinh hoa phú quý giàu sang. Mướn tăng chúng đặng làm chữ hiếu. Thương bá tánh vì khơng rõ hiểu, Tưởng vậy là nhơn nghĩa vẹn toàn. Thấy lạc lầm đây động lòng son, Khuyên bổn đạo hãy nên tỉnh ngộ... ỷ tước quyền làm ác ê hề. Khi bỏ xác nhiều tiền lo lót, Kinh với Sám tụng nghe thảnh thót, Lũ nhưn bơng tập luyện đã rành. Đẩu với đờn, kèn, trống nhịp sanh. Làm ăn rặp đặng đòi cao giá. Tâm trần tục còn phân nhơn ngã, Thì làm sao thốt khỏi luân hồi. Những giấy tiền vàng bạc cũng thơi, chớ có đốt tốn tiền vơ lý. Xưa Thần Tú bày điều tà mị, Mà dắt dìu bá tánh đời Đường. Thấy chúng sanh lầm lạc đáng thương. Cõi âm Phủ đâu ăn của hối. đúc Phật lớn chùa cao bối rối, Mà làm cho Phật giáo suy đồi.
Tu vô vi chớ cúng chè xôi, Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót. Tăng với chúng ưa ăn đồ ngọt. Nên bày ra cúng kiếng hoài hoài. ỷ nhiều tiền chẳng biết thương ai. Cúng với lạy khó trừ cho đặng. Kẻ nghèo khó tu hành ngay thẳng. Không cầu siêu Phật bỏ hay sao? Lập trai đàn chạy chọt lao xao, Bôi lem mặt làm tuồng hát Phật. Nay nhằm lúc mùa màng ngập thất. Vậy hãy mau bỏ bớt dị đoan. Ráng giữ gìn ln lý tam cang. Trịn đức hạnh mới là báu quý... Có thân chẳng liệu lấy thân. Tu theo lối cũ mau gần Diêm Vương"... (Kệ Dân).
Lối cũ là lối nào? Đó là lối tu tạp nhạp, đa thần, dối trá, đạo đức giả mà Huỳnh Phú Sổ vừa lên án gắt gao nhưng vơ cùng chí lý. Các tệ đoan này cũng là những điều mà tất cả các hội Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo thập niên 30, 40 đều kịch liệt lên án, bài trừ, lối cũ là lối thầy cúng, thầy tụng lẫn lộn trong đạo Phật và tăng, ni cũng chỉ là những người không hiểu Phật pháp, không giảng dạy nổi Phật pháp, đi cúng đi tụng, lo chuyện cầu an, cầu siêu, van xin và thờ lạy trước đủ mọi thứ thần thánh. Thời Đức Phật khơng có chuyện cầu an cầu siêu. Huỳnh Phú Sổ cũng không chấp nhận chuyện cầu an cầu siêu và các tăng như Hịa Thượng Thanh Từ cũng khơng chấp nhận những chuyện "Phật giáo độ tử" này thay vì độ sanh và đưa đạo Phật vào đời sống tu tập, sinh hoạt xã hội hàng ngày.
Tình trạng đa thần hổn tạp xâm chiếm Phật giáo trầm trọng đến nổi vào thập niên 50, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cũng như các giáo hội khác ở Bắc và Trung đã ra giáo lịnh trong chùa chỉ được thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, và các bồ tát Quan Âm, tượng trưng cho đại Bi, Văn Thù, tượng trưng cho đại trí, Phổ Hiền, tượng trưng cho đại nguyện và cấm chỉ thờ phụng, lễ bái những vị thần thánh hổn tạp, tà đạo. Phật là "thiên nhân sư", thầy của thần, của trời, kể cả những vị trời Đế Thiên, Đế Thích, thế mà lại thờ Phật lẫn lộn với các thứ thần tạp nhạp giả mạo và cũng kinh sợ, quỳ lạy, cầu xin trước những hình tượng tà đạo này như kinh sợ, quỳ lạy, cầu xin Phật thì cịn gì là sự cao quý, hy hữu của Đức Phật, và sự siêu thoát, trang nghiêm của Phật giáo?
Nền Phật giáohình tướng nhưng thiếu nội dung Phật chất, tức là nội dung trí tuệ, giác ngộ, đã làm cho đạo Phật lu mờ, suy đồi. Bởi vậy, Huỳnh
Phú Sổ không chủ trương cất thêm chùa, đúc thêm tượng nữa. Ơng dạy tín đồ:
"Nên dùng tiền ấy mà cứu giúp người nghèo khổ, thay vì cất chùa to, đúc tượng lớn".
Ông cũng khuyên không dùng thực phẩm cúng Phật "vì chư Phật
khơng cần đến thực phẩm thế gian".
PGHH cũng là tôn giáo hiếm hoi trên thế giới khơng chủ trương hình tướng, xây cất nguynga những cơ sở tơn giáo, thờ phụng. Khắc kỷ khiêm tốn hơn cả Phật giáo nguyên thủy, họ chỉ thiết lập hệ thống Độc Giảng Đường, kiến trúc như một cái chịi đơn sơ, trống trãi và rất ít tốn kém, dùng cho việc đọc kinh, giảng kệ qua hệ thống phóng thanh cơng cộng vào những ngày giờ nhất định để truyền bá giáo lý. Các hình tướng, lễ nghi chỉ là hình thức, Phật pháp mới chính là nội dung. Hình thức cũng cần thiết, nhưng nên đơn sơ và có tính cách tượng trưng và ta phải biết đó chỉ là phụ thuộc để nhắc nhở tâm trí ta ln ln hướng về Chánh Pháp. Nếu ta chỉ chạy theo hình thức mà bỏ quên nội dung thì đạo Phật khác gì các tơn giáo khác? và các tà đạo?
Khơng có ai, trong suốt lịch sử 2.000 năm PGVN, đã cố gắng loại trừ tà thần, tà giáo, mê tín dị đoan ra khỏi Phật giáo, và làm cho Phật giáo trở lại sự trong sáng, trang nghiêm, thanh tịnh, an lạc và giải thoát đặc thù của mình, một cách tha thiết và quyết liệt như Huỳnh Phú Sổ và Ông đã làm những điều cần thiết, tốt đẹp này, một cách can đảm và có trí tuệ, khi Ơng chỉ 20 tuổi. Huỳnh Phú Sổ là thánh tăng, chớ không thể là một cư sĩ Phật tử phàm phu. Những điều Ông chủ xướng một cách hăng say, nhiệt tình khơng những có giá trị trong thập niên 40 mà cịn có giá trị trong thập niên 90 này và trong thế kỷ tới.