SẢN PHẨM THAY THẾNHÀ CUNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 37 - 40)

NHÀ CUNG CẤP KHÁCH HÀNG NHÀ PHÂN PHỐI Đe dọa các đối thủ chưa xuất hiện

Quyền lực đàm phán

Quyền lực đàm phán Thách thức của sản phẩm dịch vụ thay thế

38

họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành,…; những rào cản gia nhập ngành có liên quan đến vấn đề kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù (nguyên vật liệu đầu vào, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....).

+ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:

Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng. Các yếu tố khác của mơi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.

+ Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo nên một cường độ cạnh tranh trong ngành. Trong một ngành, các yếu tố làm gia tăng sức ép cạnh tranh bao gồm: tình trạng về nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh... trong ngành; cấu trúc của ngành; các rào cản rút lui (Exit Barries).

c) Phương pháp phân tích các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ

Phương pháp phân tích tổng hợp mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ được gọi là phân tích SWOT (S (strengths) - mặt mạnh; O (Opportunities) - cơ hội; T (Threats) - nguy cơ;

39 W (Weaknesses) - mặt yếu). Phương pháp này được trình bày theo dạng ma trận và được gọi là ma trận SWOT.

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T

Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần liệt kê các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ được sắp xếp phân loại theo thứ tự ưu tiên. Sau đó, tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp:

+ Phối hợp S/O là sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội để gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

+ Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu với các cơ hội để củng cố khả năng vượt qua mặt yếu bằng việc tranh thủ các cơ hội.

+ Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ nhằm tập trung sử dụng các mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ.

+ Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu và nguy cơ để đặt ra các chiến lược phòng thủ và các biện pháp giảm bớt mặt yếu, tránh nguy cơ.

40

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)