Theo phương pháp sử dụng cuối cùng, GDP được tính bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản;

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 49 - 54)

yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản; và chênh lệch xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

50

triển ngành dịch vụ phân phối sẽ đóng vai trị hỗ trợ quan trọng cho xu hướng tập trung hóa của sản xuất. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, theo hệ thống phân ngành kinh tế, ngành dịch vụ phân phối thuộc khu vực dịch vụ. Việc mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ vừa nâng cao giá trị GDP của chính ngành dịch vụ phân phối, vừa giúp các ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh. Như vậy, chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên hai phương diện chính là gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực dịch vụ và góp phần nâng cao tỷ lệ đóng góp của các ngành cơng nghiệp vào GDP chung của nền kinh tế.

+ Mối quan hệ giữa phát triển ngành dịch vụ phân phối và chiến lược phát triển các ngành công nghiệp:

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp (chiến lược cơng nghiệp hóa) và chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối đều là chiến lược bộ phận hay chiến lược “con” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Mối quan hệ giữa hai chiến lược này có nguồn gốc từ mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong đó, chiến lược CNH sẽ qui định qui mô, cơ cấu và phương thức hoạt động của ngành dịch vụ phân phối. Chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối giữ vai trị hỗ trợ cho chiến lược cơng nghiệp hóa.

51 Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay, các nước trên thế giới đã áp dụng 2 mơ hình CNH phổ biến là mơ hình CNH thay thế nhập khẩu và mơ hình CNH hướng về xuất khẩu. Tư tưởng cơ bản của mơ hình CNH thay thế nhập khẩu là tập trung ưu tiên cho xây dựng và nuôi dưỡng (bảo hộ và trợ cấp) các ngành công nghiệp trong nước để sản xuất ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Theo mơ hình này, chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối sẽ cần tập trung các nguồn lực và xây dựng các phương án chiến lược để phát triển hoạt động khai thác các nguồn cung trong nước. Tư tưởng của mơ hình CNH hướng về xuất khẩu là phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế so sánh trong tương quan quốc tế và hướng vào thị trường tiêu thụ nước ngồi. Theo mơ hình này, chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối cần hướng đến mở rộng nguồn cung hàng hóa cho tiêu dùng trong nước thông qua các kênh nhập khẩu, bao gồm cả nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu thương mại dịch vụ phân phối. Đồng thời, chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối cũng cần tính đến khả năng xuất khẩu dịch vụ phân phối nhằm mở rộng xuất khẩu hàng hóa của các ngành cơng nghiệp được ưu tiên phát triển.

+ Mối quan hệ giữa phát triển ngành dịch vụ phân phối và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khơng chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia mà cịn cả những bất lợi. Các lợi ích và bất lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước khơng giống nhau về điều kiện, hồn cảnh,

52

trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước và trước hết là chiến lược, chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện.

Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra phạm vi không gian chiến lược rộng lớn hơn, tạo ra động lực thúc đẩy ngành dịch vụ phân phối phát triển. Các nhà phân phối trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng hoạt động sang các nước khác, nhưng cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Đồng thời, phạm vi, mức độ và lộ trình mở cửa thị trường của quốc gia nói chung và thị trường dịch vụ phân phối nói riêng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế sẽ chi phối nội dung của chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối.

Ngược lại, chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối chính là một trong những nội dung cụ thể hóa chiến lược hội nhập. Đồng thời, nó thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của quốc gia vào nền kinh tế thế giới, nhất là các ngành sản xuất. Chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối trong môi trường kinh doanh quốc tế sẽ tăng khả năng kết nối và thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước tham gia ngày càng sâu hơn vào mạng lưới kinh doanh quốc tế và các chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Mối quan hệ giữa phát triển ngành dịch vụ phân phối và chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững

Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn là 1 trong 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ được 189 quốc

53 gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xố đói giảm nghèo tại Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002.

Chiến lược giảm nghèo là bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Giữa chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối và chiến lược giảm nghèo có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Chiến lược phát triển ngành dịch vụ phân phối có tác động đến khả năng thành công của chiến lược giảm nghèo ít nhất trên các khía cạnh sau: một là trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ các ngành sản xuất nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế; hai là, khả năng tạo việc làm, nhất là đối với lao động phụ nữ và lao động tại các khu vực nông thôn; ba là, sự phát triển của hệ thống phân phối, nhất là mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp xã hội sẽ đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho dân cư tại các vùng khó khăn. Một chiến lược giảm nghèo hiệu quả sẽ có tác động mở đường cho ngành dịch vụ phân phối mở rộng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

54

Chương II

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)