Phân tích thách thức

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 142 - 146)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.4.4. Phân tích thách thức

Cùng với những cơ hội phát triển trên đây, triển vọng phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta đến năm 2020 và 2030 cũng tiềm ẩn những thách thức chủ yếu như:

+ Nguy cơ tiềm ẩn đối với phát triển ngành dịch vụ phân phối theo cấu trúc thiếu bền vững.

Quá trình phát triển ngành dịch vụ phân phối nước ta đến năm 2020 và 2030 sẽ có bước chuyển mạnh mẽ từ mơ hình có cấu trúc nhỏ, manh mún, lạc hậu, dựa vào lao động phổ thơng là chính và năng suất thấp lên mơ hình có cấu trúc hiện đại cả về kênh phân phối, phương thức kinh doanh, kết cấu hạ tầng, và trình độ tổ chức kinh doanh ở pham vi ngành, doanh nghiệp. Tuy nhiên, q trình phát triển ngành có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng, hình thành cấu trúc ngành bất cân xứng, thiếu bền vững.

Nguy cơ tiềm ẩn này có nguyên nhân từ hệ thống thể chế và pháp luật chậm hoàn thiện, thiếu khả năng điều chỉnh các hiện tượng, như: 1) Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có xu hướng tập trung quá mức vào những ngành hàng, địa bàn có lợi nhuận cao; 2) Các doanh nghiệp bán lẻ nước

143 ngoài chủ yếu dựa vào chuỗi cung ứng/phân phối xuyên quốc gia mà không chú trọng đến phát triển chuỗi cung ứng/phân phối trong nước do chi phí đầu tư cao hơn (trong việc xây dựng cơ sở nguồn hàng, tổ chức kênh phân phối, đào tạo nhân lực,…); 3) Tình trạng thiếu năng lực đầu tư (vốn, trình độ tổ chức,…) của các doanh nghiệp trong nước hiện chủ yếu có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ; 4) Tình trạng chi phí mặt bằng bán lẻ cao và những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng hiện nay;…

+ Nguy cơ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng/phân phối ở công đoạn giá trị gia tăng thấp.

Thực tế phát triển trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy, đây là nguy cơ hiện hữu đối với các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp. Nguy cơ này khơng chỉ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp trong nước và của cả nền kinh tế nói chung, mà cịn tạo ra mức độ phụ thuộc cao của ngành dịch vụ phân phối.

Những nhân tố chủ yếu dẫn đến đến nguy cơ này như: 1) Các doanh nghiệp trong nước hiện chủ yếu có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ khó có khả năng xây dựng các chuỗi cung ứng/phân phối, hoặc đảm nhận những công đoạn quan trọng trong chuỗi; 2) Trong khi thương mại thế giới đang chuyển biến mạnh từ cơ chế cung đẩy sang cầu kéo, tức là, các doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối, thì Việt Nam hiện vẫn thiếu các doanh nghiệp bán lẻ qui mơ lớn; 3) Các nguồn cung hàng hóa của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm vẫn phổ biến có qui mơ nhỏ, phân

144

tán. Do đó, khâu thu mua, gom hàng vẫn cần số lượng thương nhân tham gia. Điều này, một mặt, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp (kể cả hộ kinh doanh) tham gia chuỗi cung ứng/phân phối, nhưng mặt khác cũng làm cho họ thiếu nỗ lực để tham gia vào các công đoạn cao hơn trong chuỗi.

+ Nguy cơ dư thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cao.

Đây là nguy cơ hiện hữu đối với phát triển ngành dịch vụ phân phối đến năm 2020 và 2030. Thực tế, lực lượng lao động trong ngành hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông và chuyển từ khu vực nông nghiệp sang, thiếu kiến thức về quản trị, thiếu các kỹ năng bán hàng, sơ chế, bảo quản hàng hóa,… Trong khi đó, hệ thống đào tạo nghề nói chung và nghề bán hàng nói riêng ở nước ta vẫn chậm phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp phân phối trong nước hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng lao động gia đình hoặc 100% lao động gia đình (đối với các hộ kinh doanh). Do đó, áp lực cạnh tranh về việc làm và nâng cao trình độ đối với lao động hầu như khơng có.

+ Nguy cơ các doanh nghiệp phân phối trong nước khó mở rộng kinh doanh, bị co cụm ở khu vực có tỷ suất lợi nhuận thấp (theo khơng gian, theo mức thu nhập bình qn đầu người, theo chủng loại hàng hóa,…).

Nguy cơ này, trước hết, có nguồn gốc từ những điểm yếu của doanh nghiệp phân phối trong nước như: lực lượng doanh nghiệp chủ yếu qui mô nhỏ; thiếu năng lực đầu tư cả về tài chính và trình độ quản trị; khơng có khả năng tự đào tạo lao

145 động… Hai là do thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phố, nhiều nhà phân phối nước ngồi đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam và xu hướng mở rộng kinh doanh các nhà phân phối nước ngồi hiện có tại Việt Nam. Đương nhiên, trong điều kiện thị trường cạnh tranh, các nhà phân phối nước ngoài với lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước sẽ khơng chỉ chiếm lĩnh các khu vực có tỷ suất lợi nhận cao, mà cịn tiếp tục đầu tư để giành được lợi ích nhờ qui mô. Ba là do hầu hết các doanh nghiệp trong nước thiếu tính liên kết làm giảm khả năng tổ chức được chuỗi cung ứng/phân phối, do đó khơng có khả năng phát triển thị trường tiêu thụ. Hoặc là, các doanh nghiệp phân phối trong nước khơng có vị thế trong các chuỗi cung ứng/phân phối, thiếu đi sức mạnh cạnh tranh về nguồn hàng, về vai trò định giá,…

+ Nguy cơ mất khả năng quản lý, điều tiết thị trường của nhà nước trên thị trường dịch vụ phân phối.

Công tác quản lý, điều tiết phát triển thị trường dịch vụ phân phối ở nước ta hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, như đã nêu trên đây, cả về thể chế và hệ thống pháp luật. Những bất cập này là nguyên nhân của hoàng loạt những biểu hiện về việc giảm hiệu lực quản lý, điều tiết thị trường dịch vụ phân phối. Ví dụ, theo cam kết, các nhà bán lẻ nước ngồi có thể mở điểm bán lẻ thứ hai, nhưng phải dựa trên việc đánh giá nhu cầu kinh tế. Thực tế, hiện chưa có qui định rõ ràng về các tiêu chí ENT, nhưng BigC đã nhiều đại siêu thị, Lotte phát triển nhiều siêu thị,… Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ đầu mối được

146

xem như một gạch nối trong quá trình phát triển chuyển từ phương thức kinh doanh nhỏ lên phương thức kinh doanh lớn, nhưng việc triển khai thực hiện khơng có hiệu quả. Trong lĩnh vực bán lẻ, những vi phạm về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, điều kiện kinh doanh,…vẫn diễn ra phổ biến ở các các siêu thị lớn như Big C bị (ghi nhãn nhập ngoại cho hoa quả sản xuất trong nước), Minimart (sản phẩm không ghi hạn sử dụng,)...

Trong giai đoạn chiến lược 2011 - 2020, mặc dù nhà nước đã xác định việc hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật là một trong 3 khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, những khó khăn nội tại của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng, cũng như khối lượng công việc đồ sộ liên quan đến việc cải cách thể chế, ban hành luật pháp trên phạm vi toàn nền kinh tế,… có thể làm giảm mức độ quan tâm, tập trung đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối. Trong khi đó, ngành dịch vụ phân phối được đánh giá có cơ hội phát triển nhanh, nhất là trong giai đoạn 2016-2020 và sẽ đặt ra những yêu cầu quản lý mới trên nhiều phương diện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)